Group News: Tin copy
Cuối tuần qua, các báo Anh đăng tin ba chiếc F-35 Lightning từ Hoa Kỳ đã tới Anh để chuẩn bị hoạt động tại châu Âu trong lúc chiến sự ở Ukraine không giảm độ nóng.
>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay trên TTXVIETNAM
 
The US Navy variant of the F-35 Joint Strike Fighter, the F-35C

F-35C của Hải quân Hoa Kỳ - hình minh họa

Cùng thời gian, Không quân Hoàng gia Hà Lan, trong khuôn khổ Nato, cũng đẩy nhanh lịch đưa hai chiếc F-35 của họ sang vùng Biển Đen.

Các động thái này nằm trong chiến dịch 'Tuần tra bầu trời phía Nam' (Southern Air Policing), tập trung ở Biển Đen, khi cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine tiếp diễn.

Cáo báo Anh hôm 05/03 cho hay ba chiếc F-35 Lightning, mỗi chiếc trị giá 100 triệu bảng, đã đáp xuống Căn cứ RAF Marham ở Norfolk.

Những phi cơ này bay tới từ Texas, và chở theo các loại bom, hỏa tiễn, gồm tám bom định vị bằng laser (Paveway laser-guided bomb). Trang Mirror Online nói ba chiếc phi cơ này có thể "tấn công tàng hình", nhờ chuyên chở bom đạn bên trong thân.

Với tốc độ 1.200 dặm/giờ, đây là loại phi cơ vừa trinh sát, vừa tấn công hiện đại nhất hiện nay của Hoa Kỳ và Nato.

Do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất, F-35 Lightning II được cho là có khả năng tàng hình (tránh radar), và chỉ cần 450 bộ Anh đường băng để cất cánh.

Soldier with rifle aboard Italian anti-submarine warship

Hải quân Ý ở Biển Đen trong một cuộc diễn tập - hình minh họa từ năm 2015

Nato bay tuần tra ở Biển Đen, Nga cảnh cáo

Phi đoàn Chiến đấu cơ F-35 Lightning II Joint Strike Fighters (JSFs) được Nato điều tới thực hiện sứ vụ có tên là "Southern Air Policing" - Tuần tra Không phận phía Nam, với phi cơ của Hà Lan, Bulgaria, Romania.

Hôm 24/02, ngay khi có tin Nga đánh Ukraine, Không lực Hoàng gia Hà Lan (RNLAF) nói họ cử hai chiếc F-35A 'tàng hình' tới Hắc Hải để bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine. Ban đầu, các phi cơ này dự kiến được chuyển tới Bulgaria và Romania trong tháng 3 và tháng 4/2022.

Nhưng vụ tấn công Ukraine của Nga khiến Hà Lan và Nato cho triển khai hai phi cơ này nhanh hơn. Đây là lần đầu tiên F-35 của Nato bay tới Biển Đen, sau khi đã tuần tra ở biển Baltic, và Iceland.

Theo trang Jane's Defence các căn cứ Graf Ignatievo Air Base ở Bulgaria và Mihail Kogălniceanu Air Base ở Romania, là nơi các phi cơ F-35 cất cánh cùng MiG-29 'Fulcrum' và F-16 Fighting Falcon của Bulgaria và Romania.

Hôm 06/03/2022, các báo châu Âu cho hay Hoa Kỳ đang làm việc với Ba Lan để cung cấp chiến đấu cơ cho Không quân CH Ukraine.

Cũng có tin một số chiến đấu cơ của Ukraine "được chuyển sang Romania".

F35 jets

F-35

Ngay lập tức, Nga tuyên bố "các nước đặt căn cứ cho máy bay của Không quân Ukraine là chọn tình trạng chiến tranh với Liên bang Nga".

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói trong một video rằng "một số phi cơ chiến đấu của Ukraine nay được điều sang Romania và các láng giềng Ukraine".

Ông không nói "các láng giềng đó" gồm những nước nào nữa nhưng nêu ra cảnh báo rằng "nếu các phi cơ đó tấn công quân Nga từ lãnh thổ những nước kia thì Nga coi đó là hành vi gây chiến từ các quốc gia đó".

Tuần trước, Ba Lan ra lệnh cho các đoàn cứu trợ không vào sát biên giới Ukraine 15 km, đề phòng bị bom của Nga ném sang.

Xung đột sẽ còn kéo dài?

Tuần trước phóng viên BBC James Landale nêu ra 5 kịch bản về cuộc chiến Ukraine: chiến sự ngắn, cuộc chiến dai dẳng, chiến tranh châu Âu, Nga dùng vũ khí nguyên tử, và khả năng ông Putin bị lật đổ.

Sang ngày 06/03, Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab nói "xung đột do cuộc xâm lăng của Nga gây ra sẽ còn kéo dài nhiều tháng, nếu không nói và tính bằng năm."

Cùng ngày, nhà báo Deborah Haynes viết trên trang Sky News một bài với câu hỏi 'Thế chiến III đã bắt đầu chưa?"

 Bà trích các chuyên gia an ninh, quân sự cho rằng kể cả nếu chưa có Thế chiến thì một xung đột mang tính sinh tồn tầm toàn cầu (existential global conflict) đã bắt đầu, với cuộc chiến ở Ukraine của Nga.

Bài báo nêu ra các nguy cơ hai bên Nato và Nga có thể va chạm do vô tình hay cố ý khi mà lượng vũ khí, khí tài đang đổ về khu vực Đông Âu, và Hắc Hải.

Tờ Sunday Times ra ở Anh hôm 06/03 có bài của GS Lawrence Freedman, cựu giảng viên ĐH King's College London nhắc rằng Nga đã đẩy "sẵn sàng nguyên tử" lên một nấc, trong hệ thống có bốn nấc, từ thời Liên Xô. Tuy thế, các ảnh vệ tinh cho thấy Nga chưa làm gì trên thực địa để chuẩn bị các hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân.

Trong khi đó, Defcon (Defense Ready Conditions Level) về vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ vẫn để nguyên ở nấc thấp nhất (1-5).

Theo BBC


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.