Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết người dân Ukraine đã sẵn sàng cho cuộc kháng chiến kéo dài 10 năm với Nga, vào ngày 18/4, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) do nhà nước Trung Quốc kiểm soát dưới chiêu bài cảnh báo thân thiện đã nói rằng một cuộc chiến như vậy có thể khiến châu Âu chia rẽ và rơi vào vòng kiểm soát của Mỹ.

Một bài xã luận ẩn danh trên Thời báo Hoàn Cầu viết:“Chính viện trợ kinh tế và quân sự từ Hoa Kỳ và NATO đã kéo dài xung đột quân sự và khiến Ukraine muốn tiến hành một cuộc chiến kéo dài 10 năm”.

Nếu Ukraine thực sự trải qua “thập niên đẫm máu” do chiến tranh, thì “Châu Âu tham gia vào cuộc chiến sẽ bị tước bỏ hoàn toàn quyền tự chủ về an ninh và hoàn toàn phụ thuộc vào sự bảo trợ của Hoa Kỳ. Họ sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm về năng lượng, lương thực, người tị nạn và lạm phát. Tình trạng xã hội bất ổn sẽ xuất hiện. Khối [EU] thậm chí có thể sẽ bị chia rẽ vì vấn đề này”.

Mặc dù, mối quan hệ đối tác “không giới hạn” của Bắc Kinh và Matxcơva, nhằm mục đích răn đe Hoa Kỳ. Nhưng gần đây họ đã tuyên bố rằng cuộc chiến Ukraine rõ ràng là do lỗi của Hoa Kỳ và NATO.

Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới tìm cách chuyển hướng sang đổ lỗi và sử dụng các chiến thuật đe dọa và uy hiếp đối với Brussels để tách họ khỏi Washington. Việc này không khó để hiểu nguyên do.

Từ quan điểm kinh tế và quân sự, hai siêu cường dân chủ này (EU và Hoa Kỳ) và các đồng minh của họ chẳng hạn như Nhật Bản và Đài Loan, cùng nhau tạo thành hệ thống phòng thủ quốc tế. Hệ thống này đối đầu với các kế hoạch mở rộng lãnh thổ của Bắc Kinh và Moscow, và tạo ra hy vọng tốt nhất cho một mối quan hệ quốc tế “mới”.

Nếu Ukraine và Tân Cương có thể dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì “vận mệnh chung” mà Bắc Kinh hình dung này sẽ không thành công. Trong trường hợp khả quan nhất, đó sẽ là chủ nghĩa phát triển của một nhà nước độc tài đã tạo ra các thành phố ma và các nhà phát triển bất động sản thất bại trong tình trạng vỡ nợ. Trong trường hợp xấu nhất, nạn diệt chủng và nội chiến sẽ nổ ra trên mọi lục địa, khi công dân của các nước dân chủ trước đây chống lại chủ nghĩa thực dân mới do ĐCSTQ áp đặt lên người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Sự phản kháng đối với ĐCSTQ sẽ theo sau đó. Và bây giờ, tất cả chúng ta cần thức tỉnh để giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào trong số này.

Trước mắt, Bắc Kinh muốn Liên minh châu Âu tuân theo các yêu cầu của Nga và gây áp lực buộc ông Zelensky nhượng lại quyền kiểm soát toàn bộ Ukraine cho Matxcơva. Điều này sẽ củng cố độ tin cậy về mối đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan, và khiến việc ép buộc thống nhất hòn đảo dân chủ này có khả năng xảy ra cao hơn, với ít nỗ lực hơn.

Việc này cũng sẽ xoa dịu tình thế khó xử ngoại giao của Bắc Kinh, vốn đang gia tăng sự chú ý đến việc họ không lên án hành động bạo lực nghiêm trọng của quân đội Nga.

Nhưng Matxcơva và Bắc Kinh đã đánh giá sai về sự đoàn kết và cam kết của Washington, Brussels, và London trong việc bảo vệ Ukraine khỏi cuộc tấn công đẫm máu của ông Putin. Chúng ta không phải là những kẻ ngốc.

Theo ghi nhận của cô Đường Địch Địch (Didi Tang) trên tờ The Times của London ngày 19/4: “Bắc Kinh đang cố gắng gieo mầm chia rẽ ở phương Tây bằng cách khai thác bất kỳ sự khác biệt nào giữa chính sách của châu Âu và Hoa Kỳ về việc ủng hộ Ukraine. Bắc Kinh lo ngại rằng một mặt trận thống nhất sẽ làm suy yếu tham vọng cạnh tranh với Washington”.

Ngày càng có các phóng viên tin tức như cô Đường bắt đầu thẳng thắn đưa tin về chiến lược chia để trị của Bắc Kinh nhằm đạt được quyền bá chủ toàn cầu. Điều này thật thú vị nhưng không đủ để ngăn chặn ĐCSTQ.

Bắc Kinh đang theo dõi tình hình Ukraine và sửa đổi kế hoạch xâm lược Đài Loan cho phù hợp.

Theo Nikkei Asian Review ngày 20/4, trích dẫn các nguồn tin quân sự Trung Quốc, các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ xâm lược Đài Loan trong vòng 7 ngày – khoảng thời gian mà lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đóng tại Okinawa cần để nhận được sự cho phép từ Washington mới có thể đổ bộ và củng cố quân sự cho Đài Loan. Để ngăn chặn điều này, Bắc Kinh đang gia tăng kho vũ khí hạt nhân của mình, với sức mạnh mà Hoa Kỳ và các đồng minh đã chứng minh chống lại việc sử dụng vũ khí phòng thủ chống lại quân xâm lược Nga.

Nói cách khác, Trung Quốc sẵn sàng đe dọa chiến tranh hạt nhân chống lại Hoa Kỳ nhằm ngăn cản Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan. Nga hiện đang ám chỉ một mối đe dọa tương tự, nhằm ngăn chặn dòng viện trợ quân sự cho quân đội Ukraine.

Vì vậy, Bắc Kinh và Matxcơva đang cố gắng sử dụng vũ khí hạt nhân, không chỉ như một lực lượng răn đe mà còn như một lực lượng cưỡng chế. Họ muốn buộc các nền dân chủ trên thế giới phải tuân theo ý muốn của họ, và nếu họ được trao cơ hội, họ sẽ làm như vậy.

Tất cả những điều này cho thấy Hoa Kỳ, EU, và các đồng minh như Nhật Bản là những quốc gia bảo vệ nền dân chủ lớn nhất trên thế giới. Nền dân chủ phụ thuộc vào sự đoàn kết của các quốc gia này, và hơn thế nữa, dựa vào sự duy trì áp lực của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Matxcơva và cung cấp vũ khí cho những người bảo vệ dũng cảm của Ukraine.

Nhưng chúng ta hãy nghĩ xa hơn về cuộc chiến này. Xét cho cùng, Ukraine là một bài học khách quan cho sự thất bại về khả năng răn đe yếu kém. Người Ukraine cuối cùng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng chỉ sau khi những quả bom của ông Putin giết chết hàng triệu công dân và phá hủy hàng chục thành phố.

Nền dân chủ cũng phụ thuộc vào khả năng răn đe hiệu quả, vốn chỉ có thể đạt được thông qua vũ lực. Khả năng răn đe ở Đài Loan hiện nay rất yếu, do đó có thể chiêu mời một cuộc tấn công từ Bắc Kinh. Để ngăn chặn tình huống đáng buồn này, và bảo vệ nền dân chủ trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi phải tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan thông qua một biện pháp phòng thủ phủ đầu. Những biện pháp này có thể và nên bao gồm lực lượng tripwire và vũ khí hạt nhân.

Theo Anders Corr/The Epoch Times