Group News: Tin copy

Con đường rẽ làm hai giữa rừng lá vàng, tiếc là tôi chỉ có thể chọn một mà thôi.

Trong mấy ngày qua, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều bài phát biểu về chiến thắng 30/4/1975

Trong mấy ngày qua, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều bài phát biểu về chiến thắng 30/4/1975

Tôi đã chọn con đường ít ai đi, những khác biệt bắt đầu từ đó."

Đó là hai câu đầu và kết của bài thơ The road not taken (Tạm dịch: Con đường không ai đi) của nhà thơ người Mỹ Robert Frost. Giáo sư Stephen B. Young, tác giả cuốn Kissinger's Betrayal (Sự phản bội của Kissinger), đã nhắc tới bài thơ này khi nói tới vị trí hiện tại của Tổng Bí thư Tô Lâm sau những diễn ngôn hòa hợp hòa giải dân tộc vào thời điểm kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Trong mấy ngày qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã hai lần nói về chiến thắng 30/4/1975, trong đó thông điệp nổi bật có thể thấy được là vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, một câu chuyện nhức nhối kể từ khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ 50 năm trước, kéo dài cho đến tận ngày nay.

Lần đầu tiên là bài viết được đăng tải trên báo chí Việt Nam vào ngày 27/4 và sau đó là diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh được tổ chức vào hôm 30/4.

Theo đánh giá của Giáo sư Young, người từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 1968-1972, sau đó là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, dù nội dung tương đồng, nhưng giọng điệu của hai bài có sự khác biệt vì "khán giả khác nhau".

Chẳng hạn, trong bài viết hôm 27/4, có nhan đề "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", ông Tô Lâm không dùng cụm từ "đế quốc Mỹ" giống như trong diễn văn ngày 30/4.

Ông Young cho rằng diễn ngôn trong ngày 30/4 "truyền thống hơn và thể hiện sự đồng thuận với các lực lượng bảo thủ trong Đảng và Quân đội nhằm tôn vinh chiến thắng cách đây 50 năm".

Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nhận định, đối với các "khán giả" trẻ tuổi hơn, việc hòa hợp hòa giải có thể sẽ dễ dàng hơn.

"Thời gian rồi sẽ để lại dấu ấn lên những người từng cầm súng. Trách nhiệm giờ đây thuộc về thế hệ hậu chiến - những người cần được kết nối thông qua các hoạt động tôn vinh những đặc điểm chung: ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng và niềm tự hào trước sự phát triển của đất nước - thay vì để quá khứ tiếp tục chia rẽ," ông Thayer, nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 2/5.

Cản trở từ nội bộ

Hòa bình đã kéo dài được 50 năm, nhưng các diễn ngôn chính trị của lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn nói về sự chính nghĩa của Đảng trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà họ gọi là "kháng chiến chống Mỹ".

Đó cũng là cách mà Đảng Cộng sản xây dựng tính chính danh của mình dựa trên những thành công cách mạng mà họ đạt được trong quá khứ. Việc thay đổi cách nhìn nhận vấn đề này không hề đơn giản.

"Nếu ông Tô Lâm đi lẹ quá thì có lẽ người ta sẽ không bằng lòng. Có lẽ ông ấy sẽ phải lắng nghe những người từ Bộ Chính trị, những tướng quân đội, tướng công an, và lão thành của Đảng", giáo sư Young nhận định.

Theo ông Young, nhiều người thậm chí không muốn nghe cụm từ "hòa hợp hòa giải".

"Khi nghe cái cụm từ 'hòa hợp, hòa giải', họ thấy họ không có công, họ phải lùi bước và nói rằng 'tôi đã sai' hoặc 'bố tôi đã sai'. Họ nghe họ sẽ thấy khó chịu. Tôi nghĩ họ cần nghĩ ra một từ mới chứ không dùng 'hòa hợp hòa giải' nữa," ông nói thêm.

Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa cụ thể hay chính thức cho cụm từ "hòa hợp hòa giải".

Trong khi có ý kiến cho rằng cụm từ này có thể hiểu là buông súng, chung sống hòa hợp, có người nhìn nhận hòa giải là bắt tay, là xóa bỏ hận thù và cùng xây dựng tương lai.

Dường như góc nhìn của ông Tô Lâm thuộc nhóm sau, thể hiện qua việc ông cho rằng chiến thắng 30/4/1975 mang tới "bài học về lòng nhân ái, hòa hợp dân tộc, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai sau chiến thắng".

Bất kể góc nhìn nào, theo đánh giá của ông Young, nếu ông Tô Lâm có động thái cụ thể thì có thể sẽ gặp phải sự phản đối ngay trong nội bộ Đảng và ảnh hưởng tới vị thế chính trị của ông, đặc biệt là khi Đại hội Đảng khóa 14 ngày càng cận kề.

Theo ông Young, trước khi có một hành động hay quyết sách cụ thể, ông Tô Lâm cần tham khảo ý kiến của những người trong Đảng trước, và tham khảo cả những người ngoài đảng về liệu chính sách có khả thi hay không.

Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer, cho rằng cần có một nỗ lực nhằm hàn gắn quá khứ giữa những cựu binh từng ở hai chiến tuyến, "bằng cách mời các cựu quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trở về thăm quê hương và tu bổ phần mộ của đồng đội đã yên nghỉ tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa".

"Sáng kiến này có thể được triển khai dựa trên phát biểu của ông Tô Lâm rằng: 'Không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể định hình tương lai'," ông Thayer nói thêm.

Hiện tại, công tác trùng tu, tu sửa nghĩa trang Biên Hòa, hay còn gọi là nghĩa trang Nhân dân Bình An, vẫn còn nhiều trắc trở.

Cũng trong bài viết ngày 27/4, ông Tô Lâm khẳng định "chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

10 năm trước, khi viết về chiến thắng 30/4/1975, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không nhắc tới chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc trong bài viết của mình.

Ông Trọng khi đó vẫn nhắc đến "chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm", cụm từ không thấy xuất hiện trong các diễn ngôn của ông Tô Lâm.

Cùng thời điểm 10 năm trước, trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh, vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc đã được nhắc tới, và chỉ dừng ở mức kêu gọi.

Một số cựu quan chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã trở về Việt Nam.

Năm 2004, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa, đã được mời trở về Việt Nam, một sự kiện được coi là biểu tượng của nỗ lực hòa hợp, hòa giải.

Người mời ông Kỳ về Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Đình Bin, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao và Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài.

"Đối với những đồng bào ở phía bên kia chiến tuyến, xét cho cùng cũng là nạn nhân của sự xâm lược ngoại bang, tại sao chúng ta không hòa giải được?," báo Tiền Phong dẫn lời ông Bin trong một bài viết năm 2021 về sự kiện mời ông Kỳ về nước.

Ông Nguyễn Cao Kỳ và vợ là bà Đặng Tuyết Mai trong chuyến trở lại Việt Nam vào năm 2004

Ông Nguyễn Cao Kỳ và vợ là bà Đặng Tuyết Mai trong chuyến trở lại Việt Nam vào năm 2004

Liệu có đổi mới?

Năm 2004, Đảng đã ra Nghị quyết 36 với chủ trương kêu gọi sự kết nối giữa người Việt ở nước ngoài với quê hương, thông qua việc "tạo điều kiện về thăm quê hương" và những chính sách thu hút nhân tài.

Điều mà Nghị quyết 36 không giải quyết được là những khúc mắc về lịch sử trong lòng những người từng sống dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

 Ông Nguyễn Hữu Liêm, một Việt kiều sống ở Mỹ, đã kể về buổi gặp gỡ giữa Uỷ ban người Việt ở nước ngoài đến từ Hà Nội và một số nhân sĩ Việt kiều, hầu hết là từ miền Nam, được tổ chức tại nhà ông.

Theo ông Liêm, dù phái đoàn ngoại giao đánh giá Nghị quyết 36 là "một thành công lớn, một bước ngoặc quan trọng trong chính sách của Đảng đối với Kiều bào trong tiến trình hòa giải dân tộc", phía nhân sĩ cho rằng vẫn còn những hố sâu ngăn cách hai phía chưa được lấp đầy.

Một trong số đó chuyện thừa nhận những việc Đảng Cộng sản từng áp dụng như "Đánh tư sản" hoặc chính sách "học tập cải tạo tàn ác", theo cách mô tả của ông Liêm.

Ông Liêm cho rằng Đảng cần có một nghị quyết mới, trong đó "Đảng hãy can đảm và sòng phẳng để công nhận những sai lầm chính sách đối với dân miền Nam sau 1975. Và có một lời tạ lỗi với họ, và đối với cả dân tộc chung".

Điều này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Trong bài viết ngày 27/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm tuyên bố "chúng ta không thể viết lại lịch sử", và rằng "thời gian, lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc ta từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới tương lai".

Ngày 30/4, Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh lại: "Với chủ trương khép lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, hướng tới tương lai, toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển."

Ông Ngô Trịnh Hà, Phó chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, phát biểu trước nhóm khách TS Nguyễn Hữu Liêm mời tới nhà ở San Jose

Ông Ngô Trịnh Hà, Phó chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, phát biểu trước nhóm khách ông Nguyễn Hữu Liêm mời tới nhà ở San Jose

Ông Tô Lâm, dù mới chính thức ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư khoảng 9 tháng, đã khá nổi bật trong vai trò của một nhà cải cách, với hàng loạt đổi mới - những điều mà ông cho rằng Việt Nam cần làm để "vươn mình bước kỷ nguyên mới".

Công chúng được nhìn thấy một nhà lãnh đạo Đảng thể hiện phong cách điều hành đất nước quyết đoán, không chỉ là những tuyên bố về tinh gọn bộ máy mà còn cách thức thực hiện.

Tinh giản biên chế đã được đề ra trong Nghị quyết 18 vào tháng 10/2017, nhưng phải khi ông Tô Lâm lên nắm quyền, sự quyết liệt mới thực sự bắt đầu với tên gọi mới: cách mạng tinh gọn.

Vị lãnh đạo xuất thân từ ngành công an này cũng tỏ ra sốt ruột vì sự phát triển yếu kém của khoa học, công nghệ, nên gấp rút cho ban hành và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.

Ông nhanh chóng chỉ thị cho các bên phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đưa đất nước trở thành thu nhập cao trong 20 năm tới.

Để làm được điều đó, ông Tô Lâm không dựa vào những quả đấm thép là các tập đoàn kinh tế nhà nước mà là khối kinh tế tư nhân.

Khác với các vị lãnh đạo tiền nhiệm, ban đầu, công chúng được nghe các thông điệp của ông Tô Lâm, và không lâu sau đó nhìn thấy sự việc được thực hiện mà câu chuyện về sắp xếp bộ máy chính quyền và sáp nhập các đơn vị hành chính là những ví dụ điển hình.

Điều đó mang đến một kỳ vọng đối với diễn ngôn của ông trong ngày 30/4 với những thông điệp như:

"Triển khai mạnh mẽ chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc với tinh thần chúng ta đều mang dòng máu Lạc Hồng, đều là anh em ruột thịt, 'như cây một cội, như con một nhà'."

"Với chủ trương khép lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, hướng tới tương lai, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển".

Khác với lễ kỷ niệm 10 và 20 năm trước khi người phát biểu diễn văn khai mạc là thủ tướng, lần này đứng trên bục khai mạc là tổng bí thư.

Theo ông Thayer, sự khác biệt này là do "trục quyền lực" trong chính trường Việt Nam đã xoay chuyển từ phía chính phủ sang phía đảng.

Theo vị chuyên gia này, "cờ đang trong tay" ông Tô Lâm, và đó sẽ là thời cơ để người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam kết nối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài - những người đã phải rời đi sau khi Sài Gòn thất thủ - và con cái của họ, để tìm kiếm các đóng góp trên nhiều lĩnh vực, như quản trị kinh doanh, kiểm toán, kỹ thuật, y học, y tế công cộng đến khoa học và công nghệ.

"Việc không thúc đẩy quá trình hòa hợp và hòa giải dân tộc sẽ là một tổn thất lớn về cơ hội cho Việt Nam, nhất là khi đất nước đang phải đối mặt với những biến động của nền kinh tế toàn cầu và trong nước do chính sách thuế quan thất thường của ông Trump", ông Thayer nhận định.

Theo BBC


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.