Group News: Tin copy

Hiện nay, chính quyền Donald Trump đang có nhiều chiến dịch về di trú đầy nguy hiểm, làm nhiều người không biết sau khi ra khỏi Mỹ thì lúc trở về sẽ gặp những khó khăn gì. Vì vậy, Truyền Thông Cộng Đồng Mỹ (ACoM) tổ chức hội thảo hôm Thứ Sáu, 2 Tháng Năm, để nói về những cách giúp nhiều người nhập cư hợp pháp hoặc không có giấy tờ khi trở lại Mỹ.

Cảnh giác với trò giả bộ trả lại $20 để ăn cắp thẻ ngân hàng
Các phi trường đang được coi là những nơi thi hành luật di trú, ảnh hưởng đến người nước ngoài lẫn công dân Mỹ. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Buổi hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia về di trú và pháp lý để nói về những vấn đề đó, và họ còn nói về những cách để giữ an toàn khi đi lại trong nước Mỹ.

Diễn giả đầu tiên là bà Zahra Billoo, tổng giám đốc Hội Đồng Quan Hệ Mỹ-Hồi Giáo ở vùng vịnh San Francisco, nói về những vấn đề khi ra vào Hoa Kỳ cho công dân Mỹ và những người không có quốc tịch.

Theo bà, công dân Mỹ có quyền ra vào Hoa Kỳ, nhưng có thể bị chất vấn hay bị lục soát, kiểm tra các thiết bị điện tử. Khi gặp trường hợp bị chất vấn và kiểm tra các thiết bị điện tử, bà Billoo khuyên công dân Mỹ nên sử dụng quyền giữ im lặng và không đưa mật khẩu của các thiết bị.

Những người không có quốc tịch, trong đó có thường trú nhân, có ít quyền lợi ngay cửa khẩu hơn và có thể không được vào Hoa Kỳ. Điều đó làm bà khuyên những người này nên giảm đi xa nếu không cần thiết để tránh nguy hiểm. Họ phải chọn giữa giữ quyền lợi hay bị cấm vào Hoa Kỳ, hoặc phải cung cấp thông tin làm hại đến sự riêng tư.

Những người không có thẻ xanh và chỉ có visa vào Hoa Kỳ gặp nhiều nguy hiểm nhất, có thể bị từ chối ngay tại cửa khẩu.

Bà Billoo còn cho hay ai cũng có quyền giữ im lặng và xin luật sư, nhưng sử dụng quyền lợi đó có hậu quả khác nhau đối với công dân và người không có quốc tịch.

Diễn giả thứ hai là ông Richard Herman, sáng lập viên công ty luật Herman Legal Group, cho biết tình hình di trú hiện nay ở Hoa Kỳ là chưa từng thấy. Ông nói các phi trường đang được coi là những nơi thi hành luật di trú, ảnh hưởng đến người nước ngoài lẫn công dân Mỹ, và Hoa Kỳ đang trong giai đoạn “không chào đón” người nhập cư và du khách nước ngoài.

Người Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn tại phi trường. (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

Những hành vi thi hành luật di trú tại các cửa khẩu đang vi phạm quyền công dân, trong đó có việc tìm cách xâm phạm đến quyền riêng tư giữa luật sư và thân chủ. Ông Herman cho biết mục tiêu của chính quyền Trump là tạo ra sự sợ hãi, tuy chỉ có khoảng 1% người Mỹ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, ông còn nói những chính sách di trú đó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, với nhiều dự đoán du lịch và du học sẽ giảm đáng kể.

Diễn giả thứ ba là ông Xiao Wang, sáng lập viên và tổng giám đốc công ty Boundless Immigration, cho biết những người có thẻ xanh vẫn ra vào Hoa Kỳ mà không gặp trở ngại, nhưng đang có nhiều người lo lắng về chuyện bị áp lực bỏ thẻ xanh ở cửa khẩu bằng cách ký đơn I-407, và mục đích để tạo ra sự rối loạn, sợ hãi và đưa ra nhiều tin sai lệch.

Theo ông Wang, những người gặp nguy cơ nhiều hơn gồm có người có thẻ xanh trở về Mỹ sau khi rời hơn sáu tháng; người đang chờ gia hạn thẻ xanh; những người từng gặp vấn đề về di trú; cao niên có thẻ xanh, nhất là người Ấn Độ.

Ông khuyên họ nên nhớ nhân viên biên phòng có quyền bắt giữ và chất vấn họ, nhưng không có quyền tước thẻ xanh, và chỉ có tòa án di trú mới được quyền làm điều đó.

Ông Wang còn nhắc nhở những người có thẻ xanh mang theo bằng chứng mình đang sống ở Hoa Kỳ như hồ sơ thuế hay hồ sơ lương bổng, nên tránh ra khỏi Hoa Kỳ hơn sáu tháng, và không nên ký bất cứ giấy tờ nào mà không có luật sư hay trước khi ra tòa di trú.

Nhiều du học sinh đang bị tước visa F-1 hay bị hủy hồ sơ du học. (Hình minh họa: Scott Eisen/Getty Images)

Cuối cùng là bà Madhurima Paturi, sáng lập viên công ty luật Paturi Law, cho biết văn phòng của bà nhận được hơn 300 cuộc gọi trong cuối Tháng Ba và đầu Tháng Tư từ du học sinh có visa F-1 bị hủy hồ sơ du học đột ngột. Ban đầu, bà nghĩ họ bị hủy hồ sơ vì không giữ tình trạng di trú là du học, nhưng sau đó biết được lý do là “kiểm tra tội phạm.”

Tuy nhiên, những sinh viên bị hủy hồ sơ đó chỉ bị phạt những tội rất nhỏ như chạy xe quá tốc độ, và thậm chí còn có nhiều người chưa bao giờ tiếp xúc với nhân viên công lực.

Bà cho hay có khoảng 5,000 sinh viên bị hủy visa F-1 trong ba tuần, với nhiều sinh viên đến từ các nước Nam Á, nhất là Ấn Độ. Khi bị hủy hồ sơ du học, những sinh viên có visa F-1 lập tức mất quyền pháp lý ở Hoa Kỳ. Vì có quá nhiều sự việc xảy ra, nên bà Paturi cho rằng đây là một nỗ lực được điều phối rất kỹ.

Theo NVO


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.