Truyền thông Nhật dẫn lời một tổ chức công đoàn đại diện cho người đàn ông 41 tuổi này nói rằng ông "bị tấn công liên tục trong suốt 2 năm" khi làm việc tại một công ty xây dựng của Nhật ở Okayama, phía Tây nước Nhật và bị thương tích nhiều trong đó có bị gãy xương.
"Vi phạm nhân quyền không bao giờ được xảy ra," Bộ trưởng Furukawa nói với các phóng viên.
Cũng vào hôm thứ Ba, người đàn ông Việt Nam, nói với các phóng viên với điều kiện giấu tên, cho biết ông không thể báo hành vi lạm dụng với mình cho cảnh sát vì sợ bị trả thù.
"Điều tôi sợ nhất là không thể tiếp tục làm việc ở công ty và bị đuổi về Việt Nam," ông nói trong một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài tại Nhật Bản ở Tokyo. "Tôi rất sợ hãi và hoảng loạn và không biết phải làm gì."
"Tôi đã chịu đựng tình trạng này vì tôi không muốn làm phiền gia đình tôi và những thực tập sinh khác," người này nói thêm.
Phát biểu cạnh nạn nhân, ông Mitsugu Muto, người đứng đầu một tổ chức công đoàn hỗ trợ công nhân Việt Nam này, cho biết cảnh sát đang điều tra vụ việc với sự hợp tác của công đoàn.
Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh kỹ thuật đang thu xếp để nạn nhân Việt Nam và các đồng nghiệp nước ngoài của anh ta được chuyển đến một công ty khác để tiếp tục làm việc theo qui chế đã được cấp.
Tổ chức này cùng Cơ quan Di trú Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Hai kêu gọi các công ty tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài và các tổ chức trung gian giám sát việc lạm dụng tại nơi làm việc.
Thực tập sinh người Việt Nam cho biết ông đến Nhật Bản vào mùa thu năm 2019, và việc lạm dụng bắt đầu khoảng một tháng sau khi bắt đầu làm việc và tiếp tục trong khoảng hai năm. Người này có vợ và con nhưng họ sống ở Việt Nam.
Các đoạn video được truyền thông Nhật đăng tải cho thấy người đàn ông này bị đồng nghiệp Nhật người dùng cán chổi đấm, đánh vào đầu và thân thể bằng một và bị mắng vì không trả lời được họ bằng tiếng Nhật rõ ràng.
Nhật Bản thiết lập chương trình thực tập sinh kỹ năng vào năm 1993 với mục đích chuyển giao kỹ năng lao động cho các nước đang phát triển.
Nhưng chương trình này đã bị chỉ trích là cái nôi cho thực trạng bóc lột lao động và bị cáo buộc bảo kê cho các công ty nhập khẩu lao động giá rẻ từ các nước châu Á khác.
Hiện có hàng trăm ngàn người Việt đang làm việc tại Nhật theo qui chế thực tập sinh kỹ thuật.
Cũng có hàng ngàn người hết hạn hợp đồng lao động và ở lại Nhật sống và làm việc bất hợp pháp.
Theo BBC
Comments powered by CComment