Suốt gần 2 thập kỷ đau đáu tìm về quê hương, mong muốn tìm ra kẻ sát nhân đã giết chết mẹ mình, cuối cùng người đàn ông đã có câu trả lời. Tuy nhiên, cái kết lại không giống như tưởng tượng của anh.
7 dấu hiệu của chứng nghiện sex mà nhiều người mắc nhưng không nhận ra hoặc không dám thừa nhận
Hiểm họa Thế Chiến III: Mỹ và Nga sẽ đụng độ trực tiếp ?
Xe buýt bị xe tự chế chở phi sắt đâm thủng kính trên đường phố Hà Nội
Có một tiếng thét thảm thiết xé tan màn đêm tĩnh mịch. Từ Dương giật mình bật dậy, thoát khỏi cơn ác mộng tồi tệ. Đây là cơn ác mộng đã ám ảnh anh suốt 19 năm qua. Và chỉ bản thân Từ Dương mới biết, tất cả không chỉ là mơ mà là một cảnh tượng khủng khiếp anh bị buộc phải chứng kiến khi còn nhỏ.
Cơn ác mộng có thật
"Tôi nhớ ngày bé, bên cạnh nhà mình có rừng tre và một dòng sông nhỏ. Bố mẹ yêu thương tôi và em trai nhiều lắm".
"Tôi đã bị bắt cóc. Mẹ bị bọn buôn người dùng kim và dao đâm. Mẹ nằm vật vã và bất lực trên mặt đất".
"Những ký ức này đôi khi rất rõ ràng, có lúc lại mơ hồ. Tôi từng nhiều lần tự hỏi rằng, có phải mình đang mắc bệnh thần kinh hay không?".
"Hầu như mỗi ngày trôi qua trong đầu tôi cũng đều có một suy nghĩ: phải tìm ra kẻ giết mẹ để tôi có thể trở về nhà..."
Hai anh em Triệu Vĩnh Dũng và Triệu Vĩnh Khoan trước khi bị bắt cóc.
Đó là một vài câu trích từ cuốn nhật ký của Triệu Vĩnh Dũng, nạn nhân từng bị bọn buôn người bán đi khi còn nhỏ. Chính mắt anh đã chứng kiến mẹ mình bị bọn chúng sát hại dã man. Hai anh em ruột họ Triệu lần lượt bị mua đi bán lại nhiều lần khắp nơi trên đất nước.
Trong 19 năm, Triệu Vĩnh Dũng vì không muốn quên đi cội nguồn, không thể từ bỏ ký ức khủng khiếp của tuổi thơ. Vì thế anh đã cố gắng ghi nhớ chúng mỗi ngày, vẽ lại trong nhật ký những điều mình còn nhớ được về quê nhà.
Cuối cùng sau khi trưởng thành, anh đã dùng chính cuốn nhật ký này để tìm lại công bằng cho bản thân và mẹ, tìm đường trở về quê hương.
Năm 1994, tại một ngôi làng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), Triệu Vĩnh Dũng (7 tuổi) và em trai Triệu Vĩnh Khoan (5 tuổi) theo chân mẹ ra chợ. Khi ba người đến trước một cửa hàng, có một nhóm người bỗng ùa ra, đon đả mời mẹ anh vào bên trong nghỉ chân uống nước nói chuyện.
Dũng và Khoan đứng đợi mẹ rất lâu bên ngoài nhưng không thấy mẹ trở ra. Rồi bỗng nhiên trong nhà phát ra tiếng kêu thảm thiết, tiếng đồ vật đổ vỡ. Hai đứa trẻ tò mò bước vào trong nhà, không ngờ lại phải chứng kiến một cảnh tượng tàn khốc đẫm máu.
Theo trí nhớ của Dũng, bên trong nhà có ba người đàn ông đang đè mẹ anh xuống đất. Bọn chúng dùng kim tiêm chất gì đó vào đầu rồi dùng dao đâm vào lưng mẹ anh. Người mẹ đau đớn, tóc tai bê bết máu nằm gục dưới sàn nhà. Dũng và Khoan nhìn thấy mẹ bị đau nên đã khóc thét lên sợ hãi.
Sau đó anh và em trai được một số người trong nhóm đưa xuống tầng hầm để chăm sóc. Kể từ giây phút này, số phận của hai anh em họ đã hoàn toàn thay đổi. Đêm hôm đó, Dũng và Khoan bị bọn buôn người đem bán đến Phủ Điền, Phúc Kiến. Hai anh em bị bán qua lại nhiều lần cho những gia đình khác nhau, từ đó không biết được tin tức về nhau nữa.
Gia đình 4 người họ Triệu vốn dĩ rất hạnh phúc.
Ông Triệu Đại Phú, lúc này phát hiện vợ và hai con mất tích liền báo cho cảnh sát. Thật không may khi cảnh sát tiến hành điều tra họ lại không tìm ra bất kỳ manh mối nào. Vụ án này đã bị bỏ ngỏ nhiều năm trời.
Hành trình tìm về cội nguồn
Từng có tin đồn ác miệng rằng người mẹ đã dắt hai đứa con trốn khỏi gia đình khiến cho ông Triệu vô cùng đau đớn. Thấm thoát 10 năm trôi qua, ông Triệu đã lập gia đình mới, có con và sống một cuộc sống mới. Người dân trong làng và cả ông Triệu vốn dĩ cho rằng ba mẹ con đã bỏ đi, không bao giờ quay trở lại nữa.
Cha nuôi của Triệu Vĩnh Dũng họ Từ, người Phúc Kiến. Ông đã đổi tên cho anh thành Từ Dương. Cuộc sống của Từ Dương vô cùng cực khổ, bị gia đình họ Từ đối xử như một nô lệ, suốt ngày bị đánh đập, bị bóc lột sức lao động.
Cuốn sổ ghi lại hình ảnh và chi tiết về bản thân từ nhỏ đến lớn của Triệu Vĩnh Dũng.
Dù trải qua nhiều cay đắng trong cuộc sống, Từ Dương chưa từng một lần thôi mơ ước về viễn cảnh được đoàn tụ cùng gia đình và tìm lại công bằng cho mẹ mình.
Sợ bản thân sẽ quên đi ký ức thời thơ ấu, Từ Dương đã mua một cuốn sổ, âm thầm vẽ lại cảnh vật quê hương và những điều còn sót lại trong trí nhớ của mình về gia đình. Đáng tiếc Từ Dương bị bắt khi còn quá nhỏ, anh không thể nhớ tên quê hương mình hay quê mẹ mình, chỉ có thể dựa vào ký ức của một đứa bé để vẽ lại mọi thứ.
Từ Dương cũng vẽ lại chi tiết hoàn cảnh mẹ anh bị sát hại ra sao, thủ đoạn gây án của bọn xấu như thế nào. Cuốn nhật ký này luôn được Từ Dương mang theo bên cạnh không rời. Hễ có thời gian rảnh là anh sẽ xem lại hoặc ghi thêm những chi tiết mới tìm hiểu được vào đây.
Suốt nhiều năm trời, cảnh tượng mẹ ruột bị giết luôn ám ảnh tâm trí Triệu Vĩnh Dũng.
Hơn 10 tuổi, Từ Dương bỏ học, theo cha nuôi đi học nghề chế tác ngọc bích. Do tư chất tốt, sáng dạ và chăm chỉ, không lâu sau Từ Dương có thể làm việc thành thạo. Sau khi có khả năng tự lập kiếm tiền, hàng tháng anh luôn gửi phần lớn tiền lương cho cha nuôi, phần còn lại anh cất bí mật để làm kinh phí tìm lại người thân.
Khi trưởng thành, Từ Dương đã lén cha nuôi để tìm lại quê hương và người thân của mình thông qua những lần đi công tác xa. Năm 26 tuổi, trong một lần đến chơi nhà một người bạn gốc Tứ Xuyên, người này đã đãi Từ Dương những món ăn mang hương vị quê nhà.
Không ngờ món ăn cay nồng bất giác khơi gợi lại những mảnh ghép còn thiếu trong ký ức của Từ Dương. Anh bỗng có cảm giác rằng Tứ Xuyên có thể là quê hương của mình và quyết định tìm kiếm theo hướng này.
Một trong số ký ức của Triệu Vĩnh Dũng về quê hương được anh vẽ lại trong nhật ký.
Cuộc đoàn tụ đầy day dứt
Tình cờ, Từ Dương biết đến tổ chức từ thiện "Baby Go Home", chuyên giúp đỡ những đứa trẻ mất tích hoặc là nạn nhân của bọn buôn người nên đã đăng ký thông tin cá nhân. Câu chuyện đặc biệt của Từ Dương đã khiến mọi người rất xúc động.
Dựa trên manh mối nhỏ nhoi mà Từ Dương cung cấp, đội công tác tình nguyện đã khoanh vùng tìm kiếm ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh đồng thời liên hệ tìm hiểu với cảnh sát địa phương. Chỉ một thời gian ngắn sau, họ nhanh chóng phát hiện ra trường hợp một người mẹ và hai con trai mất tích khá trùng khớp với hoàn cảnh của Từ Dương.
Triệu Vĩnh Dũng và ông Triệu Đại Phú trong cuộc đoàn tụ xúc động.
Ngày 11/9/2012, Từ Dương hay gọi chính xác hơn là Triệu Vĩnh Dũng đã trở về thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Khai Giang, Tứ Xuyên để đoàn tụ cùng bố Triệu Đại Phú trong sự xúc động tột cùng. Ngay sau khi đoàn tụ, việc đầu tiên Triệu Vĩnh Dũng làm chính là cầm cuốn nhật ký của mình đến thẳng đồn cảnh sát báo án, hy vọng họ có thể tìm thấy kẻ đã giết chết mẹ anh.
Trải qua một cuộc điều tra nghiêm ngặt, cảnh sát Khai Giang đã tìm thấy hai tên nghi phạm liên quan đến vụ án mạng, bắt cóc năm xưa là người sống trong cùng thôn. Bọn chúng thừa nhận đã giết chết người mẹ và bán hai anh em họ Triệu. Xương cốt của nạn nhân vẫn luôn được chúng chôn giấu ở một mảnh đất phía sau nhà.
Những mảnh xương của bà Triệu được tìm thấy trong khu vườn của hai kẻ ác nhân.
Bọn người vô nhân tính sau đó đã bị đưa ra xét xử. Một tên nhận mức án cao nhất là tử hình, một tên nhận mức án chung thân cho những tội ác khủng khiếp của chúng.
Dựa trên lời khai cuối cùng của hai tên nghi phạm, cảnh sát đã tìm được người em trai Triệu Vĩnh Khoan hiện đang ở Bắc Kinh. Khoan may mắn hơn anh trai mình khi được một gia đình tốt mua về và được họ đối xử khá tốt, cho ăn học đàng hoàng.
Đáng tiếc, cái kết của gia đình họ Triệu lại không hạnh phúc trọn vẹn như mọi người tưởng tượng. Vì xa cách quá lâu, ông Triệu đã có gia đình khác nên cả 3 bố con ông gặp lại nhau không có chút tình cảm nào, vẫn cảm giác như những người xa lạ.
Người mẹ kế cho rằng hai anh em họ Triệu là vận xui của cả nhà nên tỏ ra cực kỳ khó chịu vì sự xuất hiện của họ. Ông Triệu Đại Phú vì nghe lời vợ, không dám mang tro cốt của vợ cũ về nhà thờ phụng càng khiến cho các con bức xúc.
Triệu Vĩnh Dũng cuối cùng không thể hòa hợp được với mẹ kế, không thể sống cùng gia đình ruột thịt, nên sau khi đưa hai nên sát nhân ra ánh sáng, anh đã cắt đứt liên lạc với mọi người. Về phần Triệu Vĩnh Khoan, anh rất thương yêu gia đình bố mẹ nuôi và không muốn thay đổi bất cứ điều gì nên đã quay về nhà họ để sống.
Hành trình tìm về quê hương, nỗi đau đớn, mong nhớ về mái ấm gia đình đối với Triệu Vĩnh Dũng suốt 19 năm trời vẫn là một kết cục chia xa. Niềm an ủi lớn nhất đối với anh chính là đã giúp mẹ mình tìm lại công lý.
Kết cục đau lòng này càng khiến cho dư luận phẫn nộ, căm ghét hơn sự dã man, máu lạnh của những kẻ buôn người.
ST
Comments powered by CComment