Group News: Tin copy

Tờ báo quốc tế chuyên về tài chính Bloomberg hôm 24/11 nhận định rằng điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa kết thúc đối với các nhà đầu tư phát triển địa ốc tại Việt Nam, vốn đang bị bao vây bởi một cuộc trấn áp về tài chính sâu rộng, giữa lúc việc siết chặt nguồn vốn và cuộc khủng hoảng chứng khoán lịch sử cho thấy một vài dấu hiệu về sự trầm lắng.

Toà nhà Keangnam ở Hà Nội. Kinh tế Việt Nam đã trở thành tiêu đề của báo chí quốc tế trong những tuần gần đây sau khi xảy ra cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam.

Toà nhà Keangnam ở Hà Nội. Kinh tế Việt Nam đã trở thành tiêu đề của báo chí quốc tế trong những tuần gần đây sau khi xảy ra cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam.

Trong khi nhiều cổ phiếu của nhóm bất động sản bắt đầu tăng lên sau một thời gian dài liên tục giảm sâu, cổ phiếu của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Novaland và Tập đoàn Phát triển Bất động sản Phát Đạt vẫn “đi ngược dòng”, giảm sàn và khi hết phiên giao dịch vẫn ở trong tình trạng không có bên mua vào ngày 25/11, đánh dấu ít nhất 17 ngày giảm liên tiếp, theo ghi nhận của VnExpress.

Trái phiếu đô la năm 2026 của Novaland cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tuần này, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Kinh tế Việt Nam đã trở thành tiêu đề của báo chí quốc tế trong những tuần gần đây sau khi xảy ra cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam, dẫn đến chứng khoán Việt Nam rơi vào tình trạng hoạt động kém nhất thế giới.

Bất chấp cam kết của bộ trưởng tài chính Việt Nam trong việc giảm bớt khó khăn về vốn cho các nhà xây dựng, áp lực trả nợ của ngành này trong vài năm tới đang khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng bấp bênh.

Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, doanh số và khối lượng bán trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã giảm trong năm nay, với doanh số thông qua phát hành riêng lẻ giảm 51% xuống còn 240,76 nghìn tỷ đồng (9,7 tỷ USD) tính đến tháng 10. Con số này đại diện cho 96% tổng doanh số bán trái phiếu doanh nghiệp. Chỉ số chuẩn VN Index đã giảm 37%, do các nhà phát triển và ngân hàng lo ngại về rủi ro lan rộng.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, các ngân hàng, công ty bất động sản và công ty xây dựng nằm trong số những nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong năm nay.

Bloomberg cho rằng những khó khăn tài chính rộng lớn hơn của Việt Nam, bao gồm lạm phát gia tăng và nợ nần chồng chất, đã làm giảm mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam nói chung.

Trong một nỗ lực rõ ràng nhằm xoa dịu những lo ngại của nhà đầu tư, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc nói với Bloomberg News hôm 22/11 rằng chính phủ không nhận thấy có tác động rộng lớn hơn ngoài các công ty đã dính dáng đến các hoạt động bất hợp pháp. Quan chức này nói thêm rằng chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để giúp cho các nhà đầu tư phát triển dễ dàng tiếp cận vốn trong dài hạn.

Ông cho biết Việt Nam đặt mục tiêu tăng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp từ mức khoảng 11% hiện nay lên 25% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030.

Tuy nhiên theo Bloomberg, các nhà đầu tư có vẻ lo lắng không chỉ về vấn đề thanh khoản hiện tại mà các nhà phát triển còn phải đối mặt mà còn về rủi ro trả nợ của họ trong trung hạn. Dữ liệu của ADB cho thấy phần lớn trái phiếu của họ có kỳ hạn dưới 5 năm.

Theo VOA


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.