Trong những năm qua, đảng Dân chủ và giới truyền thông đã được hưởng lợi từ việc tiếng nói của họ được khuếch đại một cách giả tạo thông qua các mối quan hệ thân thiết của họ với nhiều công ty công nghệ. Mục tiêu của họ là làm cho các chính sách và ý tưởng của họ có vẻ như chúng được chấp nhận nhiều hơn so với thực tế.

Vấn đề là Twitter thực sự là một nền tảng để diễn thuyết như một nơi công cộng. Quảng bá một số ý tưởng và quan điểm nhất định, trong khi tích cực ngăn chặn các ý kiến ​​và quan điểm khác, nó có tác động trực tiếp đến các cuộc thảo luận và tranh luận của người dùng.

Việc kiểm soát diễn đàn tranh luận chính trị công khai này mang lại lợi ích to lớn cho Đảng Dân chủ, giới truyền thông, những người theo chủ nghĩa toàn cầu và các cơ quan hành chính của chính phủ. Đó là lý do tại sao họ phản đối sự tiếp quản của ông Elon Musk ngay từ đầu.

Nhưng nó không chỉ là việc mất khả năng kiểm soát các cuộc tranh luận công khai trong tương lai. Hành động của những người kiểm soát việc tuyên truyền thông qua Twitter sẽ bị ông Elon Musk thẩm tra kỹ lưỡng. Ông ấy đã nói rằng ông sẽ đặt thuật toán bí mật của Twitter dưới sự giám sát của người dùng.

Twitter từ lâu đã hạn chế tự do ngôn luận. Một phương pháp mà họ sử dụng rộng rãi là “ẩn nhận xét” (shadowbanning), hạn chế khả năng hiển thị các tweet từ các tài khoản cụ thể. Một phương pháp khác mà Twitter sử dụng là cấm hoàn toàn các tài khoản mà họ cho là có vấn đề hoặc bị phản đối.

Bản thân ông Elon Musk là đối tượng bị cấm trong những ngày trước khi đề xuất tiếp quản được chấp nhận, mặc dù ông đã sở hữu hơn 9% Twitter.

Khi ông Elon Musk mua lại được Twitter, trước tiên ông sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động của các thuật toán của Twitter, sau đó từ từ loại bỏ đoạn mã nhắm vào những người bảo thủ, đưa Twitter trở lại mục đích ban đầu, một nơi mà bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng, cho dù họ là những người nổi tiếng và giàu có, những người nghèo khổ hay chỉ là một người bình thường.

Các đảng viên Đảng Dân chủ và giới truyền thông vô cùng lo sợ trước sự thay đổi này. Điều họ không muốn nhất là một sân chơi bình đẳng, đó là một phần lý do họ phản đối việc ông Elon Musk mua lại Twitter. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

Những người nắm quyền không muốn thuật toán của Twitter bị lộ – bởi vì nó sẽ cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy những người không đồng ý với quan điểm chính thức về bất cứ điều gì, từ nhận dạng giới tính đến máy tính xách tay của Hunter Biden (con trai của Tổng thống Hoa Kỳ), và mọi thứ đang bị Twitter gây rối, tấn công và kiểm duyệt.

Quan trọng hơn, trên cơ sở không muốn đánh mất quyền lực mà quyền kiểm soát này đã trao cho họ. Những người này cũng lo ngại rằng một số tweet không thể bị xóa hoặc mã hóa.

Một số vấn đề này được đưa ra ánh sáng khi Twitter bị tấn công vào ngày 15/7/2020. Các tài khoản của người nổi tiếng đã bị tấn công và được sử dụng để gửi các tweet lừa đảo bitcoin, bao gồm các tweet từ cựu Tổng thống Barack Obama, rapper Kanye West, Apple và thậm chí cả chính ông Elon Musk.

Cùng thời điểm các tài khoản này bị tấn công, một bức ảnh chụp màn hình ‘quản lý phụ trợ’ (admin panel) của Twitter đã được tung ra. Quản lý phụ trợ này dường như cho thấy rằng các quản trị viên và kỹ sư của Twitter có quyền đưa vào danh sách đen và cấm mọi người.

Câu chuyện thực sự đằng sau việc quản lý truy cập và kiểm soát ảnh chụp màn hình chưa bao giờ được làm rõ. Tất cả các kỹ sư Twitter có quyền truy cập vào quản lý phụ trợ này không? Bất cứ ai cũng có thể bị cấm vì bất kỳ lý do gì, hoặc không có lý do gì cả? Với quyền sở hữu mới của nền tảng Twitter, ông Elon Musk không chỉ giải quyết tác động và hậu quả trong tương lai của nhóm quản lý mà còn kiểm tra những hành vi lạm dụng trong quá khứ của họ.

Thuật toán của Twitter đối mặt với những thách thức tương tự. Thuật toán là một tập hợp các quy tắc hướng dẫn các máy tính nội bộ của Twitter quyết định tài khoản và thông điệp nào sẽ được quảng bá và thông điệp nào nào nên loại bỏ. Thuật toán sẽ chọn tweet nào đưa nó vào nguồn cấp dữ liệu tweet hàng đầu. Thuật toán cũng đặt ra mức độ công khai trong ngày bằng cách quyết định nội dung trong cột “điều gì đang xảy ra”. Nó thúc đẩy các chủ đề nhất định và làm nhạt đi hoặc thẩm tra những chủ đề khác. Nói tóm lại, thuật toán là trọng tài định hướng các cuộc tranh luận chính trị công khai.

Ông Elon Musk đã công khai nói rằng ông muốn xem xét kỹ lưỡng hoạt động bên trong của thuật toán Twitter. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông ấy nói rằng ông muốn công khai thuật toán để mọi người có thể xem xét kỹ lưỡng nó.

Những gì ông Elon Musk muốn làm với thuật toán này là một cuộc cách mạng. Tác động của việc tiết lộ thuật toán sẽ sâu rộng, có thể mở rộng đến những người trong chính phủ. Việc thẩm tra công khai những người điều khiển đằng sau diễn ngôn chính trị của Mỹ và cách những người điều khiển đó được xác định bởi một số ít người, có thể nói lên rất nhiều điều.

Việc công khai thuật toán của Twitter trên một trang web cung cấp dịch vụ cộng đồng như GitHub sẽ mang lại sự minh bạch hoàn toàn cho toàn bộ nền tảng của Twitter. Nó sẽ tiết lộ một cách rõ ràng một lần và mãi mãi cách một số bài phát biểu được quảng bá trong khi các bài phát biểu khác bị chặn. Bằng cách công khai tất cả, như ông Elon Musk đề xuất, mọi người có thể có một cuộc tranh luận cởi mở và công bằng về những lựa chọn mà Twitter đã đưa ra và cách sửa lỗi.

Suy cho cùng, hầu hết mọi người đều chỉ muốn có sự công bằng, một sân chơi bình đẳng. Lý tưởng nhất, sự thay đổi cơ bản này sẽ đưa Twitter trở lại cội nguồn của nó, cho phép bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, giàu hay nghèo, nổi tiếng hay khiêm tốn, đều có thể đăng tải suy nghĩ của họ. Những ý tưởng phổ biến đó sẽ xuất hiện một cách tự nhiên mà không bị nhân viên Twitter hay các thuật toán bí mật can thiệp.

Một vấn đề lớn khác mà ông Elon Musk phải giải quyết là mối quan hệ quá thân thiết của Twitter với chính phủ. Twitter đã xác nhận rằng họ “liên lạc thường xuyên với Toà Bạch Ốc về một số vấn đề chính, bao gồm cả thông tin sai lệch về COVID-19”.

Mặc dù, các bình luận công khai từ Toà Bạch Ốc đã cho thấy điều này, nhưng việc chính quyền hợp tác với gã khổng lồ công nghệ để trấn áp những người bất đồng chính kiến ​​hoặc cấm phát biểu hoàn toàn là vi hiến.

Sự thông đồng giữa các quan chức chính phủ và Twitter đã trở nên nổi bật hơn gần đây. Khi một số email của ông Anthony Fauci được công bố theo yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin, ít nhất một người chỉ ra rằng ông Fauci và cựu giám đốc Viện Y tế Quốc gia (NIH), Francis Collins đóng vai trò trực tiếp khiến trang tin tức tài chính ZeroHedge bị cấm trên Twitter.

ZeroHedge đã xuất bản một bài báo sớm về khả năng virus COVID-19 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ông Fauci và nhóm của ông ấy đã gắn cờ bài báo trong một email nội bộ. Một ngày sau, ZeroHedge bị cấm trên Twitter. Điều thú vị nhất là liên lạc giữa đội ngũ của ông Fauci và Twitter trong thời gian này.

Một điều thú vị nữa là, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ bất ngờ cùng nhau cấm tất cả các bài đưa tin của tờ New York Post về tham nhũng của gia đình ông Biden.

Twitter thậm chí còn cấm người dùng nói chuyện riêng về bài báo của New York Post dưới dạng tin nhắn trực tiếp.

Ngoài ra còn có vấn đề Tổng thống Donald Trump bị cấm trên Twitter vào ngày 8/1/2021. Đáng chú ý, điều này xảy ra hai ngày sau khi ông Trump bị cấm trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội khác, cho thấy có một số mâu thuẫn đằng sau hậu trường. Giám đốc điều hành của Twitter lúc đó là ông Jack Dorsey dường như đã không hoàn toàn tham gia vào hành động tập thể này ngay lập tức.

Lý do ông Trump bị Twitter cấm công khai là vì ông đã tweet rằng ông sẽ không có mặt tại lễ nhậm chức của ông Biden, điều này vi phạm chính sách của Twitter. Nhưng tất nhiên không ai tin lời bào chữa đó. Chắn hẳn rằng, Twitter đã phải chịu áp lực lớn từ bên ngoài nên phải cấm ông Trump giống như các công ty công nghệ khác. Câu hỏi thực sự là áp lực này đến từ đâu.

Xem xét kỹ hơn các thông tin liên lạc trước và sau khi ông Trump bị cấm sẽ cung cấp những cái nhìn sâu sắc hơn. Nếu ông Elon Musk chọn làm như vậy, giờ ông ấy có thể xem lại vấn đề này để tìm hiểu chính xác điều gì đã xảy ra và tại sao. Có lẽ, đây cũng sẽ là nơi mà qua đó tài khoản của ông Trump được khôi phục – tiết lộ toàn bộ lý do ông Trump bị cấm.

Liệu ông Trump có muốn quay trở lại Twitter hay không là một câu hỏi hoàn toàn khác. Đối với ông Trump, việc quay trở lại Twitter đang giết chết dự án mạng xã hội của chính ông, Truth Social, và lãng phí hàng trăm triệu đô la. Trên thực tế, đã có báo cáo rằng ông Trump sẽ vẫn ở lại nền tảng của mình.

Nhưng việc ông Trump có được mời trở lại hay không, hoặc nếu ông ấy muốn quay lại, sẽ không ảnh hưởng đến sự thay đổi lớn mà ông Elon Musk đã mang lại. Làm cho quảng trường công cộng công khai của các cuộc tranh luận chính trị thế giới thực sự cởi mở trở lại quan trọng hơn nhiều so với ông Trump.

Việc mua lại Twitter của ông Elon Musk đã chấm dứt hiệu quả sự kiểm soát của đảng Dân chủ và giới truyền thông đối với diễn ngôn chính trị của Mỹ. Và nó loại bỏ hiệu quả sự kìm kẹp của họ đối với tuyên truyền, cho dù đó là virus, phong tỏa, máy tính xách tay của Hunter Biden, cuộc bầu cử năm 2020, hay cuộc chiến ở Ukraine.

Cũng sẽ có một sự tái cân bằng rõ ràng về các quan điểm chính trị. Các phương tiện truyền thông và Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) sẽ thấy rằng một sân chơi bình đẳng sẽ giảm bớt ảnh hưởng của họ. Đảng Dân chủ và các đồng minh truyền thông của họ sẽ không muốn từ bỏ quyền lực đó. Họ có thể cố gắng bắt đầu làm Twitter của riêng mình, nhưng có thể gặp phải các vấn đề tương tự như các phương tiện truyền thông xã hội trước đó như Parler và Gab. Cuối cùng, chỉ có thể có một quảng trường công cộng thực sự. Và lần đầu tiên sau nhiều năm, mọi người sẽ được đối xử bình đẳng.

Theo DKN