Group News: Tin copy

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết những hạt vi rút có thể bám vào quần áo của một người đi ngang qua người bị nhiễm COVID-19 trong vòng 4 giây.

Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Anh bị phạt vì vi phạm lệnh phòng chống Covid-19

Covid-19: Có 22.804 ca nhiễm mới Hà Nội giảm chỉ gần 2 nghìn người nhiễm

Thượng Hải thiếu lương thực thực phẩm vì Covid-19

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra một con đường lây nhiễm COVID-19 mới gây bất ngờ. Theo đó, hơn 80% các hạt vi rút SARS-CoV-2 trôi nổi trong trong không khí phát ra từ hơi thở của người nhiễm COVD-19 sẽ bám vào người đi qua họ. 

Cho đến nay, nguy cơ phơi nhiễm cao nhất thường được cho là ở mũi, miệng và mắt. 

Song ông Weng Wenguo và các đồng nghiệp của ông tại Khoa Vật lý kỹ thuật của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng vi rút cũng có thể bám vào người, bằng cách dựa vào sự xáo trộn do chuyển động của cơ thể tạo ra.

Hơn nữa, nó có thể bám vào một người đang di chuyển trong một khoảng thời gian ngắn đáng ngạc nhiên, theo bài viết của nhóm được công bố vào tháng trước trên tạp chí Khoa học và Công nghệ.

Các nhà nghiên cứu cho biết khi ở chung phòng với những người bị nghi nhiễm bệnh, việc tốt nhất cần làm để giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường không khí là không nên đi qua những người này, mà là hãy ngồi yên.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do các sol khí mang vi rút có thể tích tụ gần khu vực người nhiễm bệnh đang ngồi. Sự nhiễu loạn đánh thức vi rút do ai đó đi ngang qua có thể hút các vi rút gây bệnh bám vào người đi ngang qua.

Trong tự nhiên sol khí là hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác. Một hệ sol khí bao gồm cả dạng hạt và khối khí chứa nó.

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và mô phỏng trên máy tính cho thấy sự hỗn loạn tăng lên cực đại ngay sau khi có người đi qua người nhiễm COVID-19 đang ngồi, chuyển động các hạt vi rút với tốc độ gấp đôi tốc độ đi bộ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có thể chỉ mất 4 giây để hầu hết vi rút ở người nhiễm COVID-19 phát tán ra có thể tiếp cận quần áo của người đi qua, phần còn lại đạt khoảng cách xa hơn.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mọi người ngồi trong phòng họp nên đeo khẩu trang, đồng thời hệ thống thông gió mạnh hơn cũng có thể làm giảm lượng vi rút phát tán trong không khí. Nhưng quan trọng nhất, các nhà nghiên cứu khuyến nghị mọi người nên giảm các hoạt động trong các khu vực có người bị nhiễm bệnh.

anh-chup-man-hinh-2022-04-16-luc-09.28.11.png
Một mô phỏng máy tính về cách các hạt vi rút SARS-CoV-2 có thể lây lan từ một bệnh nhân đang ngồi sang người đi ngang qua - Ảnh: Đại học Thanh Hoa

Một giáo sư khí động học tại Đại học Hàng không và du hành vũ trụ Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết nhiễu động thức là một hiện tượng phổ biến, nhưng rất hay thay đổi.

Nhiễu động thức và ảnh hưởng của nó có thể rất khác nhau trong các môi trường khác nhau, do đó, kết quả do nhóm của ông Weng báo cáo có thể không hoạt động trong mọi điều kiện.

anh-chup-man-hinh-2022-04-16-luc-09.28.19.png
Các nhà khoa học dựng hình nộm trong phòng thí nghiệm để xác định xem các hạt vi rút có thể lây lan từ người nhiễm bệnh đang ngồi sang người đi ngang qua hay không - Ảnh: Đại học Thanh Hoa 

Theo bài viết, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cặp hình nộm để mô phỏng một người mắc COVID-19 đang ngồi và người đi ngang qua. Thí nghiệm quan sát và phân tích máy tính cho thấy các hạt vi rút nhỏ và nhẹ sẽ bay lên từ mũi và miệng của bệnh nhân hướng lên trần nhà. Nhưng một số hạt vi rút lớn và nặng hơn sẽ rơi xuống và tích tụ gần mặt đất. Chuyển động của một người nào đó đi ngang qua sẽ tạo ra một nhiễu động đánh thức các sol khí bám vào người đi qua. Nhóm nghiên cứu nhận thấy hơn một nửa số hạt vi rút lớn, ít di động sẽ bám vào chân người đi ngang qua.

Ở hầu hết các quốc gia, một tiếp xúc ngắn với người nhiễm COVID-19 không được coi là rủi ro nhiễm bệnh. Ví dụ, tại Mỹ định nghĩa tiếp xúc gần là trong 15 phút hoặc hơn. 

Song các cơ quan y tế của Trung Quốc đã thận trọng hơn, yêu cầu bất kỳ ai tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh đều phải cách ly tại nhà 2 tuần, bất kể thời gian tiếp xúc là bao nhiêu. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Cũng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vi rút có thể di chuyển theo gió.

Theo MTG


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.