Group News: Tin copy

Các chuyến tàu chở hàng qua biên giới Trung - Triều đã được nối lại, song hoạt động thất thường, khiến nhiều thương nhân phải thấp thỏm chờ đợi.

Tuyến đường sắt nối thành phố Đan Đông, Trung Quốc với Sinuiju, Triều Tiên qua cầu Hữu nghị Trung - Triều trên sông Áp Lục gần như ngừng hoạt động từ mùa thu năm 2020, khi Bình Nhưỡng siết kiểm soát biên giới để phòng chống Covid-19.

Hồi tháng 1, khi hoạt động vận tải đường sắt giữa Trung Quốc và Triều Tiên được nối lại, các thương nhân ở biên giới hết sức phấn khởi, kỳ vọng đà giao thương mạnh mẽ giữa hai nước sẽ hồi phục. Nhưng tình hình hiện nay không như mong đợi của họ.

"Có nhiều hôm tàu hàng không đến", một chủ cửa hàng Trung Quốc gần cầu Hữu nghị Trung - Triều cho biết.

Hơn 90% sản phẩm thương mại của Triều Tiên được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, phần lớn vận chuyển qua thành phố Đan Đông. Biên giới Trung - Triều mở trở lại được đánh giá là tín hiệu tốt, song chặng đường phục hồi khối lượng mậu dịch về mức trước đây còn dài.

Các chuyến tàu từng thường xuyên qua lại trên tuyến đường sắt Trung - Triều, song nay hoạt động thất thường, trong bối cảnh giới chức Triều Tiên vẫn cảnh giác với Covid-19.

Tàu hàng đi qua cầu Hữu nghị Trung-Triều ngày 25/2. . Ảnh: Nikkei

Tàu hàng đi qua cầu Hữu nghị Trung - Triều ngày 25/2. Ảnh: Nikkei.

Khi đến thăm công ty tại Đan Đông, một thương nhân Trung Quốc ngoài 40 tuổi dành cả buổi chiều để chơi bài với bạn bè. Người này cho biết đối tác Triều Tiên thông báo muốn nối lại giao thương càng sớm càng tốt, song không còn lựa chọn nào khác ngoài ngồi chờ.

"Các chuyến tàu chỉ chở phân bón, ngũ cốc và những loại hàng hóa được giới chức Triều Tiên chỉ định", ông này cho biết. "Gần như chưa có chỗ cho các công ty thương mại tham gia".

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho biết kim ngạch thương mại giữa nước này với Triều Tiên năm 2021 là 318 triệu USD, thấp nhất kể từ năm 1997, giảm 41% so với năm 2020 và 89% so với 2019, trước khi Covid-19 bùng phát.

Lượng hàng xuất khẩu từ Triều Tiên sang Trung Quốc giảm 73% so với năm 2019, trong đó mặt hàng tóc giả giảm 99%, đồng hồ thành phẩm và linh kiện giảm 93%.

Các nhà máy Triều Tiên nhập nguyên liệu sản xuất tóc giả và đồng hồ từ Trung Quốc, sau đó xuất thành phẩm ngược trở lại. Đây là những mặt hàng không nằm trong danh sách cấm xuất khẩu của Liên Hợp Quốc và trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Triều Tiên.

Dù vậy, hoạt động buôn bán tóc giả và đồng hồ "vẫn bị đình trệ cho tới nay", nhân viên một công ty thương mại ở Đan Đông cho biết.

Tranh vẽ, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Triều Tiên, cũng rơi vào tình trạng đình trệ tương tự. Triều Tiên chưa xuất khẩu bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào trong năm nay. "Giờ thì bạn không thể chạm tay vào chúng", quản lý một phòng trưng bày nghệ thuật ở Đan Đông cho biết.

Theo VnExpress


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.