Group News: Tin copy

Bộ trưởng Kinh tế Đức nói rằng G7 không chấp nhận thanh toán khí đốt Nga bằng tiền ruble, cho rằng đây là hành động vi phạm thỏa thuận.

"Các bộ trưởng năng lượng trong nhóm G7 nhất trí rằng đây là hành động đơn phương và rõ ràng đã vi phạm các thỏa thuận sẵn có. Thanh toán bằng ruble là không thể chấp nhận và chúng tôi kêu gọi các công ty liên quan không tuân theo yêu cầu của ông Putin", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, đại diện nước chủ tịch G7 năm 2022, nói với các phóng viên hôm nay.

Phát biểu đề cập thông báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tuần trước rằng các nước "thiếu thân thiện" với Nga sẽ phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.

Điện Kremlin cùng ngày cho biết Moskva đang chuẩn bị các phương án nhận thanh toán bằng đồng ruble và sẽ "hành động phù hợp" nếu các nước châu Âu từ chối. "Rõ ràng là chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí. Trong tình huống hiện nay, thật khó để làm từ thiện với các khách hàng châu Âu", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.

Một đoạn của đường ống Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga, hồi tháng 7/2021. Ảnh: TASS.

Một đoạn của đường ống Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga, hồi tháng 7/2021. Ảnh: TASS.

Trong cuộc họp lãnh đạo Liên minh châu Âu cuối tuần trước, các bên chưa đạt được quan điểm thống nhất về yêu cầu của Nga. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner hôm 25/3 khuyến cáo các nhà cung cấp năng lượng nước này không thanh toán tiền khí đốt bằng ruble, trong khi cố vấn kinh tế hàng đầu của chính phủ Italy nói rằng nước này sẽ tiếp tục trả tiền euro cho Nga.

Tổng thống Putin đặt thời hạn đến ngày 31/3 để chính phủ và ngân hàng trung ương Nga xây dựng phương án thanh toán chi phí khí đốt bằng ruble, trong khi tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom được lệnh đưa thay đổi này vào các hợp đồng.

 

"Cần xây dựng quy trình thanh toán minh bạch và dễ hiểu cho toàn bộ khách hàng nước ngoài, trong đó có mua ruble tại thị trường tiền tệ nội địa của Nga", ông nói thêm.

Danh sách "nước kém thân thiện" gồm các quốc gia đã áp đặt cấm vận Nga, trong đó có Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine. Thỏa thuận làm ăn với những cá nhân và doanh nghiệp tại những quốc gia này cần được ủy ban chính phủ Nga phê chuẩn.

Tính đến ngày 27/1, khoảng 58% lượng khí đốt Gazprom bán cho châu Âu và các nước khác được thanh toán bằng euro, trong khi USD chiếm 39%.

Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters.

Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Các nhà phân tích coi động thái mới của Nga là nỗ lực của Moskva nhằm gây áp lực lên châu Âu để trả đũa các biện pháp cấm vận. Với các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga, phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD, gần một nửa dự trữ quốc tế của Nga.

Khi mệnh lệnh của ông Putin được thực hiện, châu Âu sẽ phải mua lượng ruble trị giá hàng trăm triệu euro mỗi ngày. Với Nga, việc đó sẽ cung cấp cho họ dòng chảy ngoại tệ mạnh, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với đồng ruble.

Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga. Sự phụ thuộc khiến nhiều nước EU không đáp lại những lời kêu gọi từ Mỹ và Ukraine là cấm vận ngành năng lượng của Nga.

G7 từ chối thanh toán tiền mua khí đốt cho Nga bằng đồng ruble. Ảnh minh họa: TASS

G7 từ chối thanh toán tiền mua khí đốt cho Nga bằng đồng ruble. Ảnh minh họa: TASS

Tổng hợp


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.