Group News: Tin copy

Hải quân Mỹ đề xuất loại khỏi biên chế 9 tàu chiến đấu ven biển lớp Freedom trị giá 4,5 tỷ USD, do không đáp ứng kỳ vọng trong tác chiến.

Trong đề xuất ngân sách năm tài khóa năm 2023 được công bố hôm qua, hải quân Mỹ muốn loại biên 24 chiến hạm, trong đó có 9 tàu chiến đấu ven biển (LCS) lớp Freedom, lớp chiến hạm từng rất được kỳ vọng.

Nếu đề xuất này được quốc hội thông qua, hải quân Mỹ sẽ không còn vận hành bất cứ tàu chiến đấu ven biển lớp Freedom nào. Chưa rõ số phận của 6 tàu LCS khác cùng lớp đang được chế tạo ở các giai đoạn khác nhau.

Tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth di chuyển ngoài khơi Hawaii, Mỹ tháng 11/2014. Ảnh: US Navy.
 Tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth di chuyển ngoài khơi Hawaii, Mỹ tháng 11/2014. Ảnh: US Navy.

Thiếu tướng John Gumbleton, phó trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách ngân sách, cho biết hải quân Mỹ đã chi khoảng 4,5 tỷ USD để mua 9 tàu LCS lớp Freedom. Chưa rõ việc loại biên 9 tàu này này sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ có hai hải đội LCS, một được trang bị chiến hạm lớp Freedom đóng quân ở Mayport, Florida và một được trang bị tàu lớp Independence đóng ở San Diego, California.

Mỹ bắt đầu chương trình LCS từ năm 2004, khi đó chiến hạm loại này được đánh giá có thiết kế hiện đại, giá rẻ, linh hoạt và tối ưu cho nhiệm vụ tuần tra các vùng biển nông gần bờ, giao thông hàng hải nhộn nhịp như ở Trung Đông. Chúng được kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới vào năm 2025.

Vấn đề lớn nhất với chương trình LCS là khái niệm tác chiến. Hải quân Mỹ đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để đóng tàu LCS, nhưng lại không xác định rõ cách sử dụng chúng trong thực tế. Do thiết kế vội vã, lớp tàu này cũng liên tiếp gặp vấn đề với kết cấu và hệ thống cơ khí.

Các tàu chiến trước đó của hải quân Mỹ được chế tạo rất vững chãi để giảm thiệt hại trong chiến đấu, trong khi LCS sử dụng vật liệu nhẹ để tiết kiệm chi phí và giảm mớn nước, cho phép chúng hoạt động ở vùng biển nông gần bờ. Điều này khiến LCS dễ bị đe dọa bởi các hệ thống phòng thủ bờ của đối phương.

Hải quân Mỹ phát triển tàu chiến đấu ven biển theo nguyên lý module, cho phép kết hợp nhiều vũ khí và thiết bị không người lái khác nhau, giúp LCS dễ dàng chuyển đổi thành các loại tàu chiến khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ.

Tuy nhiên, các module lại gặp vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng, khiến số tàu LCS nhiều hơn vũ khí có thể lắp đặt cho chúng. Lầu Năm Góc sau đó phải ngừng theo đuổi phương án lắp module vũ khí và trang bị các khí tài cố định cho từng tàu.

Hải quân Mỹ thiết kế ba gói nhiệm vụ cho các tàu LCS, bao gồm tác chiến mặt nước, đối phó thủy lôi và tác chiến chống ngầm. Tác chiến mặt nước là gói nhiệm vụ duy nhất được triển khai đầy đủ, trong khi gói đối phó thủy lôi mới được triển khai một nửa ở Thái Bình Dương.

Gói tác chiến chống ngầm đang trong giai đoạn thử nghiệm và chứng nhận, nhưng liên tục gặp trục trặc và bị đánh giá không đáng để tiếp tục đầu tư, trong lúc quân chủng cần chi tiêu cho các mục khác cấp bách hơn. Chiến hạm mặt nước cỡ nhỏ thế hệ tiếp theo của hải quân Mỹ là hộ vệ hạm lớp Constellation sẽ có thiết bị tác chiến chống ngầm tích hợp sẵn trên tàu.

Theo VnExpress


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.