Con gái của ông Đặng cho các phóng viên xem hóa đơn thu phí cáo buộc, đề ngày 17/2/2022. Tổng chi phí của các mục khác nhau trong danh sách là 38.570 nhân dân tệ tương đương 138 triệu đồng tiền Việt, có một số chi phí rất khó giải thích, chẳng hạn như “dịch vụ tắm SPA” với giá 5.990 nhân dân tệ.

Cô Đặng nói: “Tiền cơm của bà ấy là 600 nhân dân tệ, nhưng tôi không biết người chết thì ăn thứ gì mà đến 600 nhân dân tệ”. 600 tệ tương đương 210 triệu đồng.

Cô Đặng cho biết, gia đình bà muốn bỏ đi vòng hoa 200 tệ và 6.800 tệ tiền khâm liệm nhưng nhân viên không đồng ý, “Ý của anh ấy là bạn có thể đi, bạn thích đi đâu thì đi. Bạn nói xem việc kéo người chết đi khắp thế giới có thích hợp không? “

Cuối cùng, gia đình ông Đặng miễn cưỡng trả 36.000 nhân dân tệ chi phí tang lễ.

Ông Đặng cho biết chỉ hơn hai ngày đã tiêu tốn gần 40.000 nhân dân tệ, tương đương với tổng tiền lương của vợ ông làm trong một năm trước khi bà qua đời, và một khách sạn hạng sao cũng không tốn nhiều tiền như vậy.

Cô Trịnh ở Bắc Kinh cũng gặp phải tình huống tương tự tại Bệnh viện số 3 của Đại học Bắc Kinh. Vào cuối tháng 3, khi mẹ chồng cô qua đời, cũng cất giữ trong nhà xác của bệnh viện này ba ngày và trả gần 20.000 nhân dân tệ cho các dịch vụ tang lễ.

Theo báo cáo, cả gia đình ông Đặng và cô Trịnh đều không nhận được biên lai và hóa đơn chính thức mà chỉ có một tờ xác nhận về các khoản phí và họ chỉ có thể thanh toán bằng tiền mặt. Danh sách các khoản phí cho thấy đó là Công ty TNHH Dịch vụ tang lễ Thiên Đường Bắc Kinh.

Phóng viên điều tra xác nhận rằng công ty này trúng thầu cung cấp dịch vụ cho những người đã khuất tại Bệnh viện số 3 của Đại học Y Bắc Kinh.

Cư dân mạng đặt nghi vấn rằng bệnh viện và công ty tang lễ đã liên kết với nhau để kiếm tiền vô lương tâm: “Không có sự đồng ý của bệnh viện, vụ này không thể làm được”.

Theo DKN