Sikhulile Moyo, nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra Omicron tuyên bố, tốc độ hình thành các đột biến ở biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là bất thường và rất đáng lo ngại.
- Omicron đang phủ kín bản đồ thế giới – Anh lo sợ về đợt phong tỏa mới trước Giáng sinh
- Thêm 6 bang ở Hoa Kỳ phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể Omicron
- Covid: WHO nói 'đừng hoảng sợ về biến thể Omicron'
Tốc độ của các đột biến cũng làm dấy lên câu hỏi về cách tiến hóa cũng như khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.
Đồ họa: BBC |
Phát biểu tại một cuộc họp báo diễn ra mới đây, ông Moyo, giám đốc Phòng thí nghiệm tham chiếu HIV Harvard Botswana giải thích, các virus không tích lũy các đột biến trong một bước duy nhất. Vì thế giới vẫn thiếu khả năng giải trình tự gien của virus SARS-CoV-2 một cách đầy đủ, nên rất khó để hiểu rõ cách thức phát triển ban đầu của biến thể Omicron.
"Chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem bằng cách nào quá nhiều đột biến đến như vậy lại xuất hiện ở Omicron trong một thời gian ngắn. Nếu xem xét các biến thể trước đây như Alpha hay Beta, các bạn có thể thấy rằng các đột biến đều tích tụ theo thời gian”, ông Moyo nói.
Theo báo Business Standard, một giả thuyết gây chú ý cho rằng, Omicron đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch, khiến người này dung chứa virus lâu hơn nhiều so với bình thường. Song, ông Moyo lưu ý, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho nhận định này.
Một giả thuyết khác tin, mầm bệnh ban đầu có thể đã được truyền từ người sang một vật chủ là động vật. Biến thể thích nghi với vật chủ đó tương đối nhanh chóng và sau đó truyền ngược lại cho con người.
Khi ông Moyo lần đầu tiên giải trình tự gien của mẫu bệnh phẩm, được lấy ngày 11/11 từ những nhà ngoại giao nước ngoài tới Botswana, ông nhận thấy Omicron rất giống B.1.1.263, biến thể được phát hiện lần đầu ở Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) hồi tháng 4/2020.
Tuy nhiên, khi phân tích B.1.1.263 kỹ lưỡng hơn, ông Moyo nhận thấy biến thể này có ít đột biến hơn và loại trừ khả năng những gì mình mới phát hiện và B.1.1.263 là một. Sau khi tiếp nhận thêm thông tin từ Bộ Y tế Botswana về những người đã được lấy mẫu dương tính với Covid-19, ông Moyo và các cộng sự đã gửi kết quả phân tích của họ lên cơ sở dữ liệu quốc tế vào ngày 23/11. Vài giờ sau, một nhóm nghiên cứu riêng rẽ ở Nam Phi cũng báo cáo phát hiện tương tự và sau đó là một nhóm chuyên gia khác ở Hong Kong (Trung Quốc).
Với Omicron, ông Moyo ban đầu nghĩ rằng đây sẽ là một loại virus yếu. Song, biến thể dường như có khả năng nhân lên rất nhanh và lẩn tránh các bộ phận của hệ miễn dịch, gây ra nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Tại Nam Phi, số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày đã tăng gần gấp 4 lần kể từ ngày 30/11.
Ông Moyo bày tỏ hy vọng, nhờ phát hiện trên, các nhà khoa học trên khắp thế giới sẽ xem xét lại các mẫu bệnh phẩm cũ. Thực tế, một số chuyên gia ở Nigeria đã làm điều đó và khám phá ra rằng, chủng Omicron tồn tại từ đầu tháng 10.
Một trong những câu hỏi hóc búa giới khoa học đang cố gắng giải đáp là mức độ hiệu quả của các vắc xin trước biến thể Omicron. Điều đó có thể được xác định trong vài tuần, một phần nhờ phản ứng nhanh chóng và minh bạch của các chuyên gia như ông Moyo trong việc chia sẻ nghiên cứu với thế giới.
Theo VietNamNet
Comments powered by CComment