Tảng băng từng là lớn nhất thế giới xả hơn 167 tỷ tấn nước ngọt ra đại dương trong ba tháng và gần 1,000 tỷ tấn từ đầu đến cuối, có thể gây tác động lớn cho động thực vật tự nhiên, giới khoa học cho hay, theo USA Today hôm Thứ Ba, 25 Tháng Giêng.
Cảnh sát da trắng bị sa thải vì kỳ thị chủng tộc cấp dưới
6 người bị cáo buộc vận chuyển võ khí cho băng đảng ma túy Mexico
Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 11 năm
Tảng băng A68A nằm trong Thềm Băng Larsen-C ở bán đảo Nam Cực trước khi tách ra hồi Tháng Bảy, 2017. Lúc đó, đây là tảng băng lớn nhất Trái Đất: Rộng 2,208 dặm vuông, lớn hơn tiểu bang Delaware.
Khoa học gia cho biết tảng băng này tan ra ngay trước khi suýt đụng đáy biển. Nếu đụng đáy biển, nó có thể gây hại nặng nề cho hệ sinh thái của hòn đảo này, như làm chết động vật.
Sau đó, nhóm khoa học gia quốc tế dùng ba vệ tinh đo kích cỡ của tảng băng này từ khi nó tách ra khỏi thềm băng lần đầu tiên. Họ nhận thấy tảng băng xả ra hơn 167 tỷ tấn nước quanh hòn đảo này trong ba tháng. Lượng nước đó đủ bơm đầy 61 triệu hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.
Kết quả nghiên cứu của họ sẽ được công bố trên tạp chí Remote Sensing of Environment số ra ngày 1 Tháng Ba.
Tảng băng này tan chảy trong lúc trôi từ vùng nước lạnh dọc Eo Biển Drake đến vùng nước ấm hơn trên biển Scotia gần đảo Nam Georgia. Khi đến gần hòn đảo, độ dày của tảng băng từ 771 foot giảm còn 219 foot, phần lớn xảy ra từ Tháng Mười Một, 2020, đến Tháng Giêng, 2021.
Đến Tháng Tư, 2021, tảng băng này tan hết, xả ra tổng cộng 992 tỷ tấn nước suốt chặng đường dài 2,485 dặm từ khi tách ra năm 2017. Lúc nhiều nhất, 22 foot băng tan chảy mỗi tháng.
Theo Th.Long/NV
Comments powered by CComment