China News trích dẫn lời bình luận của người dùng mạng rằng: Đây là thủ đoạn thường được ĐCSTQ sử dụng, đồng thời cũng là thủ đoạn thường được sử dụng trong thẩm vấn tù nhân, không phải bọn họ thực sự đã “báo cáo lẫn nhau”, chuyện có thực sự xảy ra hay không cũng không quan trọng. Vì vậy, ngay cả khi không ai báo cáo người khác, họ sẽ nói: “Có người đã tố cáo bạn, muốn giảm án thì phải khai nhận…”

Theo AFP, hơn 300 sinh viên đã biểu tình vào tối Chủ nhật vừa qua tại khuôn viên Vạn Liễu, một trong những địa điểm của Đại học Bắc Kinh, nơi họ bị giam giữ trong một khu ký túc xá trong một tuần. Trong video được AFP xác minh, các sinh viên đã lặp đi lặp lại những câu hô vang và la ó một quan chức trường đại học. Các sinh viên cũng đã phá bỏ một hàng rào mà nhà trường dựng lên để ngăn họ rời khỏi khu nhà và gọi đồ ăn.

“Chúng tôi đã chỉ có thể làm những gì chính phủ nói và để họ lấy đi mọi quyền tự do”, một sinh viên nói với AFP.

Khi được AFP liên lạc, ban quản lý của “Đại học Bắc Kinh” đã từ chối gọi cuộc biểu tình của sinh viên là “biểu tình”, chỉ nói rằng “sinh viên bày tỏ yêu cầu của họ”.

AFP cho biết, năm 1989, trường đại học nổi tiếng này là cái nôi của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, kết cục là một vụ thảm sát đẫm máu vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6 năm 1989 đã diễn ra. Do đó, các nhà chức trách đã coi Đại học Bắc Kinh như cái nôi của sự phản kháng và áp đặt sự giám sát chặt chẽ nhất đối với trường đại học này.

Theo các bình luận trên Weibo của Trung Quốc, ngày nay, chúng ta lại thấy truyền thống phản đối của sinh viên tại Đại học Bắc Kinh được thắp lại từ đống tro tàn. Nhưng những bình luận kiểu như vậy đã nhanh chóng bị xóa, theo China news.

Theo DKN