Group News: Tin copy

Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã đề nghị công an phường nghiên cứu xem có thể cung cấp chiếc khiên để tại Khoa Cấp Cứu, để khi có trường hợp tấn công nhân viên y tế, nhất là tấn công bằng dao… thì còn có cái để đỡ.

Mỹ yêu cầu passport mẫu mới của Việt Nam ‘cần có nơi sinh’

Đề nghị nêu trên của ông Trần Văn Khanh, giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh ở thành phố Thủ Đức, được báo Công An Nhân Dân hôm 14 Tháng Tám ghi nhận.

Người nhà bệnh nhân bóp cổ bác sĩ tại Khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, hôm 27 Tháng Bảy. (Hình: Cắt từ clip bệnh viện Nhân Dân Gia Định)

Bên cạnh đó, ông Khanh cũng mong muốn công an cung cấp mũ có mặt nạ và một, hai bộ áo giáp để bộ phận bảo vệ mặc mỗi khi khống chế người dùng hung khí tấn công nhân viên y tế, trong lúc chờ công an tới.

Ngoài ra, tại bệnh viện Lê Văn Thịnh, ban giám đốc đã tổ chức dạy võ cho toàn bộ nhân viên tế để “nâng cao sức khỏe và biết cách bảo vệ bản thân khi bị tấn công, thậm chí có thể khống chế được người hành hung.”

Các đề nghị nêu trên được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra hai vụ người nhà bệnh nhân bóp cổ và dùng vật nhọn đâm bác sĩ tại Khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

Trước tình trạng này, mỗi bệnh viện ở Sài Gòn có một cách ứng phó riêng. Theo tờ Công An Nhân Dân, cách đây mấy năm, bệnh viện Nhân Dân Gia Định từng xảy ra tình trạng tấn công nhân viên y tế và đánh nhau trong bệnh viện.

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là nơi liên tiếp xảy ra hai vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong vòng mười ngày. (Hình: Thanh Niên)

Sau đó, bệnh viện này áp dụng quy trình báo động “code grey” về an ninh trật tự để mỗi khi xảy ra các vụ hành hung y bác sĩ, nhân viên sẽ nhấn nút báo ngay công an phường và Công An quận Bình Thạnh đến trợ giúp.

Theo báo điện tử VOV2 của Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông Nguyễn Gia Bình, chủ tịch Hội Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc Việt Nam, cho hay: “Hành vi côn đồ tấn công nhân viên y tế phải bị lên án và phải bị xét xử nhưng hiện nay các điều luật của chúng ta không rõ ràng. Ví dụ, luật quy định hành vi cố ý gây thương tích với tỉ lệ tổn thương cơ thể đến 11% mới bị xử lý hình sự. Cho nên những trường hợp đánh mắng, chửi bới, xúc phạm thân thể nhân viên y tế không đến 11% thì đều được bỏ qua. Điều này vô hình trung đã khuyến khích cho các hành động bạo lực tồn tại và tiếp diễn.” 

Theo (N.H.K)/NV


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.