Warning: getimagesize(/www/wwwroot/ttxvietnam.com/images/quan-doi-vuong-bai-16331906194011929312252.png): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/ttxvietnam.com/plugins/content/social2s/features/opengraph.php on line 354

Cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam đang kêu gọi tẩy chay một bộ phim mới ra mắt của Trung Quốc nói về cuộc chiến ‘phản công tự vệ’ của nước này mà khán giả Việt Nam cho là xuyên tạc lịch sử

Nguoi Viet keu goi tay chay phim Trung Quoc ‘xuyen tac’ chien tranh bien gioi

Một cảnh trong trailer phim "Quân đội Vương bài" trong đó cho thấy quân đội Trung Quốc bắn pháo binh trong cuộc chiến có mốc thời gian đầu những năm 1980.

Cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam đang kêu gọi tẩy chay một bộ phim mới ra mắt của Trung Quốc nói về cuộc chiến ‘phản công tự vệ’ của nước này mà khán giả Việt Nam cho là xuyên tạc lịch sử khi ám chỉ về cuộc chiến biên giới Việt-Trung cách đây hơn 4 thập kỷ.

Ngay sau khi trailer bộ phim “Quân đội Vương bài,” có tên tiếng Anh là “Ace Troops,” của Trung Quốc ra mắt, những người dùng mạng xã hội trên cả Facebook và Twitter của Việt Nam đã ngay lập tức chỉ ra rằng bộ phim, với các diễn viên nổi tiếng được khán giả Việt Nam mến mộ, ám chỉ tới cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước vào cuối thập kỷ 1970 đầu 1980.

Nguoi Viet keu goi tay chay phim Trung Quoc ‘xuyen tac’ chien tranh bien gioi

Bộ phim truyền hình quân đội của Trung Quốc, theo thông tin giới thiệu, có mốc thời gian từ năm 1983 với các nhân vật trong phim tham gia chiến đấu và rà phá chất nổ tại Quảng Tây, một tỉnh giáp biên với Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam.

Trailer của bộ phim, có nam diễn viên nổi tiếng Tiêu Chiến đóng vai chính, cho thấy cảnh quân đội Trung Quốc đánh giáp lá cà với đối phương là những người nguỵ trang trong lớp lá cây và dùng súng tiểu liên AK-47. Trang phục mà các diễn viên Trung Quốc mặc trong phim được cộng đồng mạng cho là trùng khớp với quân phục giai đoạn họ tiến hành cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Cũng trong trailer này, quân đội Trung Quốc bắn pháo binh, loại vũ khí mà lực lượng Trung Quốc sử dụng nhiều nhất trong các trận chiến ở Vị Xuyên của Hà Giang.

 Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 diễn ra ngắn ngủi trong gần một tháng nhưng xung đột tiếp diễn đến năm 1981. Trung Quốc chiếm một số huyện và thị xã của Việt Nam gần biên giới trước khi rút quân. Theo Tuổi Trẻ, đây còn là chiến địa được những người lính Việt Nam vệ quốc hơn 30 năm trước gọi là “lò vôi thế kỷ” với hơn 2.000 hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trên các cao điểm núi đá biên giới Việt-Trung.

Trích dẫn một đăng tải bằng tiếng Trung Quốc lan truyền trên trang mạng xã hội Weibo, Tuổi Trẻ cho biết những thông tin lịch sử sai sự thật được lồng vào các hình ảnh của phim “Quân đội Vương bài,” trong đó nói rằng bộ phim này lấy bối cảnh là những năm 1980 “khi lực lượng quân sự của Việt Nam mạnh lên không ngừng, họ cũng bắt đầu có ý nghĩ xấu đối với lãnh thổ của Trung Quốc và phát động một loạt cuộc quấy rối và xâm phạm biên giới của Trung Quốc.”

Nhiều người dùng mạng Facebook từ Việt Nam cho rằng bộ phim của Trung Quốc “gây bức xúc khi xuyên tạc lịch sử, miêu tả quân đội Việt Nam nhiều lần có ý đồ xâm lược biên giới Trung Quốc??!!”

Nhiều người khác kêu gọi “yêu cầu ngừng xuyên tạc lịch sử Việt Nam” và tẩy chay bộ phim này.

Trên mạng Twitter, một tài khoản có tên “Tẩy chay Quân đội Vương bài” được lập nên cũng chỉ trích bộ phim “nói dối trắng trợn về lịch sử” Việt Nam và kêu gọi cộng đồng mạng quay lưng với bộ phim, được cho là nói về quá trình hình thành quân đội Trung Quốc trong 40 năm trở lại đây.

Phía nhà sản xuất bộ phim Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ phản ứng gì trước những lời kêu gọi tẩy chay của cư dân mạng Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên khán giả Việt Nam phẫn nộ về các bộ phim Trung Quốc mà họ cho là ‘sai sự thật lịch sử’ hoặc lồng ghép các tuyên bố chủ quyền không được Việt Nam và quốc tế công nhận.

Theo truyền thông trong nước, hồi tháng 3 năm nay, cư dân mạng Việt Nam phát hiện cảnh có bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò 9 đoạn trong bộ phim “Em là thành trì doanh luỹ của anh.” Vào năm ngoái, Netflix đã phải cắt cảnh ‘đường lưỡi bò’ trong phim “Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta” sau nhiều chỉ trích.

Ngoài phim ảnh, Trung Quốc còn đưa các tuyên bố chủ quyền của họ qua đường “9 đoạn” vào các bản đồ xuất bản ra thế giới cùng các tài liệu khoa học tại các hội thảo quốc tế.

Theo VOA

Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.