Group News: Tin copy

Dữ liệu cá nhân của hai phần ba dân số hay khoảng 68 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet bị đem bán tràn lan trên mạng.

Quan hệ Mỹ - Việt đang khởi sắc hay có nốt trầm bế tắc?

Đây là chi tiết được Bộ Công an VN báo cáo với Quốc hội ngày 9 Tháng Tám về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. Bản báo cáo nói rằng khối lượng dữ liệu khổng lồ ước lượng lối 1,300 GB “đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên internet với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.”

Một tin tặc tại thành phố Dongguan (Đông Hoản) tỉnh Quảng Đông thuộc nhóm tin tặc có tên “Red Hacker Alliance” bị cáo buộc dính líu với nhà cầm quyền Bắc Kinh ngồi theo dõi các vụ tấn công mạng trên thế giới. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images)

Bản báo cáo được đưa ra chỉ sau một ngày nhiều báo tại Việt Nam nói dữ liệu thông tin cá nhân từ 100,000 trương mục ngân hàng tại Việt Nam bị rao bán trên mạng với giá rất rẻ. Hiện người ta vẫn chưa biết kẻ rao bán là tin tặc, hay kẻ gian nào đó, hoặc có thể ngay chính nhân viên ngân hàng đánh cắp dữ liệu rồi tuồn ra ngoài rao bán kiếm tiền.

Bản tin trên báo mạng VNEconomy hôm Thứ Hai mùng 8 Tháng Tám đưa tin như vậy, nói rằng một kẻ nào đó hay tin tặc có tên “ARES_BF_ACCOUNT” trên diễn đàn Br*.to “rao bán cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân của 100,000 tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng, mã số thẻ ngân hàng, số dư tài khoản…” với giá chỉ có 500 đô la.

Báo Thanh Niên ngày Thứ Ba mùng 9 Tháng Tám dẫn báo cáo gửi Quốc hội của Bộ Công an VN, đổ vấn nạn nói trên cho người sử dụng internet tại Việt Nam khi “chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, đăng tải công khai hoặc lộ trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc do biện pháp bảo vệ không tương xứng dẫn tới bị chiếm đoạt và đăng tải công khai.”

Người ta không thấy có một thống kê nào cho biết người sử dụng internet tại Việt Nam có mua các chương trình phần mềm bảo vệ an ninh mạng cho trương mục (tài khoản) của mình hay không, chống lại sự xâm nhập bất hợp pháp. Trước đây từng có tin chính các chương trình bảo vệ an ninh mạng cũng bị “bẻ khóa” và bán rất rẻ tại Việt Nam. Nhưng cũng không thiếu những người không tự bảo vệ gì cả.

Báo cáo kể trên của Bộ Công an Hà Nội dẫn chứng một số trường hợp thiếu bảo vệ an ninh mạng ngay cả những công ty lớn. Chẳng hạn “công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng; Công ty Thế giới di động và Điện máy xanh để lộ hơn 5 triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán của khách hàng; vụ tin tặc đã tấn công vào hệ thống máy chủ của Việt Nam Airline, đăng tải lên Internet 411,000 tài khoản khách hàng thành viên của chương trình Bông Sen Vàng; hay vụ dữ liệu khách hàng của Công ty FPT bị đăng tải công khai trên mạng…”

Chuyên viên an ninh mạng Ngô Minh Hiếu ngồi tại chỗ làm việc ở Sài Gòn. Ông này từng bị FBI dụ sang Mỹ bắt và bỏ tù khi là tin tặc hồi năm 2013. Nay làm cho cơ quan An ninh mạng của nhà nước. (Hình: Nhac Nguyen/AFP/Getty Images)

Bản báo cáo trên nhìn nhận nhiều loại dữ liệu cá nhân, gồm cả những dữ liệu nhạy cảm “bị rao bán công khai” suốt thời gian dài với số lượng rất lớn trên mạng qua các “website, tài khoản, nhóm, diễn đàn tin tặc”.

Không những vậy, một số công ty được thành lập, đầu tư xây dựng, vận hành các kỹ thuật chuyên thu thập dữ liệu cá nhân một cách bất hợp pháp nhằm mục đích kiếm tiền. Thỉnh thoảng, báo chí tại Việt Nam đưa tin những vụ lừa đảo qua mạng từ tình đến tiền.

Theo NV


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.