Group News: Tin copy

Các nghị sĩ Mỹ muốn Tổng thống trừng phạt Nga vì vấn đề Ukraine, nhưng việc này có thể khiến lạm phát tăng tốc.

Hôm 6/3, Mỹ cho biết đang thảo luận tích cực với các đồng minh về việc cấm nhập khẩu dầu của Nga. Việc này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bị chỉ trích nhiều tháng qua khi lạm phát lên cao nhất 40 năm, chủ yếu do nhu cầu tăng vọt, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và thiếu lao động. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu tăng cũng đóng góp lớn vào giá tiêu dùng, khi dầu, khí đốt và hàng loạt hàng hóa khác lên đỉnh nhiều năm.

Hiện tại, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine khiến nhiều nghị sĩ Mỹ yêu cầu nước này cấm nhập khẩu dầu Nga. Hôm 5/3, một dự luật về lệnh cấm này đã nhận được sự đồng tình của cả hai đảng tại Thượng viện. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng tuyên bố ủng hộ.

Sức ép trên khiến Nhà Trắng phải tìm cách cân bằng giữa việc tăng trừng phạt Moskva và duy trì dòng chảy dầu. Đặc biệt trong bối cảnh các đồng minh của Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu, khí Nga.

Tống thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: Bloomberg

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua cho biết suốt nhiều ngày, họ luôn phải thận trọng. Họ thừa nhận chịu sức ép cấm vận dầu Nga, nhưng cũng phải cân nhắc tầm quan trọng của việc này với các thị trường toàn cầu. "Chúng tôi đang thảo luận với các đồng minh và đối tác châu Âu để phối hợp hành động về việc vừa cấm nhập dầu Nga, vừa đảm bảo nguồn cung phù hợp trên thị trường toàn cầu", ông cho biết.

Nga hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, cung cấp 10% nguồn cung toàn cầu năm ngoái, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Giới buôn dầu lo ngại khả năng thiếu cung khi cấm vận dầu Nga đã đổ xô mua tích trữ, khiến giá dầu Brent và WTI tuần trước tăng hơn 20%.

Vòng xoáy tăng giá của dầu thô đang khiến Biden rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông không thể chấp thuận lời kêu gọi cấm nhập khẩu dầu từ Nga mà không nghĩ đến việc giá nhiên liệu trong nước tăng. Giá nhiên liệu cao sẽ khiến đảng Dân chủ gặp bất lợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Các đồng minh của Mỹ cũng đối mặt với rủi ro tương tự về năng lượng.

Khi Mỹ và các đồng minh châu Âu áp lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ lên Nga, họ đã cố né đánh trực tiếp vào năng lượng. Mỹ trừng phạt hai ngân hàng lớn nhất Nga - Sberbank và VTB – nhưng chấp thuận các khoản thanh toán cho dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm từ dầu. Họ cũng chọn các ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT theo cách giảm tối đa gián đoạn với thị trường năng lượng.

Tuy nhiên, các nỗ lực này đã thất bại. Thị trường dầu vẫn náo loạn. Giới buôn phớt lờ dầu Nga vì sợ bị trừng phạt hoặc bị coi là hỗ trợ tài chính cho chiến dịch quân sự của Nga. Họ đổ xô mua dầu khác thay thế, khiến dầu Brent và WTI lên cao nhất kể từ năm 2008. Sáng nay, dầu Brent có thời điểm chạm 139 USD một thùng.

Trên thực tế, Mỹ nhập khá ít dầu Nga. Số liệu của EIA cho thấy năm ngoái, Mỹ nhập khoảng 8% dầu và các sản phẩm từ lọc dầu từ Nga. EU thì ngược lại, nhập tới 27% vài năm gần đây.

Canada đã cấm nhập dầu Nga. Giới chức Anh cũng sẵn sàng làm điều này. Vì thế, việc Mỹ ra lệnh cấm sẽ gây sức ép buộc các đồng minh khác làm theo. Nỗ lực hội đồng này sẽ khiến nguồn cung hạn chế và giá cả tăng vọt với tất cả.

Tuần này, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2. Tháng trước, CPI của Mỹ tăng 7,5% - cao nhất kể từ năm 1982. Hôm qua, giá xăng trung bình tại Mỹ đã vượt 4 USD một gallon (3,8 lít) – lần đầu tiên kể từ năm 2008.

Nhiều tháng nay, ông Biden đã cố trấn an cử tri về lạm phát, đồng thời phối hợp với các nước khác để hạ giá dầu, như mở kho dự trữ và tăng cung. "Tôi biết việc này rất khó khăn và người Mỹ cũng đang chịu thiệt hại rồi", ông nói.

Ngành dầu mỏ cũng đang thể hiện sự ủng hộ với lệnh cấm. Các hãng lọc dầu Mỹ bắt đầu giảm mua dầu Nga từ cuối năm ngoái. Hiệp hội Các hãng hóa dầu và Nhiên liệu Mỹ cũng công khai quan điểm về cách hạn chế gián đoạn nguồn cung nếu lệnh cấm dầu Nga được ban bố.

Bden thì đang tìm cách thúc đẩy năng lượng tái tạo để giải quyết tác động của nhiên liệu hóa thạch lên lạm phát. Dù vậy, đây là một kế hoạch dài hơi.

Nhiều nghị sĩ Cộng hòa không đồng tình với Biden. Họ muốn giảm hỗ trợ cho năng lượng sạch, nới lỏng quy định về môi trường, tăng tốc cấp phép các đường ống dẫn dầu và khí đốt. Dù vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng các biện pháp này cũng phải mất nhiều năm nữa mới tăng được nguồn cung năng lượng.

Lisa Murkowski - Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Alaska cho rằng Biden có thể trấn an các thị trường bằng tuyên bố cam kết tăng nội địa hóa việc sản xuất nhiên liệu. "Tuy nhiên, hiện tại, tín hiệu từ chính phủ vẫn là chúng ta đang trông chờ vào nước khác", bà nói, "Và giờ chúng ta nhận ra mình phải dựa vào Nga để giải quyết việc này".

(theo Wall Street Journal)


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.