Group News: Tin copy

Bế tắc trong việc nâng trần nợ của Mỹ làm lu mờ cuộc họp các nhà lãnh đạo tài chính khối G7, sự kiện bắt đầu vào Thứ Năm, 11 Tháng Năm tại thành phố Niigata, Nhật, gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế của Mỹ trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang muốn nền kinh tế hạ cánh mềm, theo Reuters.

Mỹ sắp vỡ nợ: do đấu đá chính trị giữa hai đảng?

Ông Kazuo Ueda, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản, tuyên bố cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ có thể trở thành đề tài thảo luận ở cuộc họp G7, đồng thời khẳng định nhóm phải sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tác động nào của thị trường. Khi được hỏi về khả năng Mỹ vỡ nợ, ông tin tưởng rằng giới chức Mỹ sẽ cố gắng ngăn chặn thảm kịch này.

Bà Janet Yellen, bộ trưởng Tài Chính Mỹ, tại cuộc họp với các bộ trưởng tài chính khối G7 hồi năm 2021 tại Anh. (Hình: Alberto Pezzali – WPA Pool/Getty Images)

Bà Janet Yellen, bộ trưởng Tài Chính Mỹ, dự trù đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ những người đồng cấp G7 về cách thức Washington dự định ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính.

Phát biểu tại hội nghị hôm Thứ Năm, 11 Tháng Năm, bà cho biết việc vỡ nợ sẽ đe dọa những thành tựu mà các bên đạt được trong vài năm qua sau đại dịch, châm ngòi cho một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. 

Tổng Thống Joe Biden báo hiệu có thể hủy bỏ chuyến đi đến hội nghị thượng đỉnh G7 trong tuần tới nếu bế tắc trần nợ không được giải quyết kịp thời. Ông khuyến cáo nếu không nâng giới hạn cho phép vay của chính phủ từ mức $31,400 tỷ như hiện tại, thì nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ và rơi vào suy thoái.

Cuộc khủng hoảng nợ trần của Mỹ là vấn đề đau đầu với Nhật Bản, nước chủ tịch G7 năm nay và là chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng G7 không thể đưa ra các giải pháp cho một vấn đề thuần túy thuộc về nội bộ chính trị Mỹ. Tuy nhiên nếu nguy cơ vỡ nợ thực sự diễn ra, thì tất cả các quốc gia khác đều phải gánh chịu hậu quả.

Các lãnh đạo tài chính G7 gặp gỡ trong bối cảnh việc siết chặt tiền tệ ở Mỹ và Châu Âu bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, dấy lên lo ngại bất ổn tài chính.

Giới chức Nhật Bản cho biết sau sự sụp đổ một số ngân hàng ở Mỹ, G7 sẽ thảo luận về cách củng cố hệ thống tài chính toàn cầu và chống lại rủi ro rút tiền từ ngân hàng kỹ thuật số. 

Căng thẳng âm ỉ giữa hai siêu cường Mỹ – Trung Quốc cũng che mờ triển vọng kinh tế toàn cầu, thứ vốn đang chịu áp lực từ dấu hiệu đi xuống của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Phát biểu tại họp báo, bà Yellen cho biết Washington đang xem xét cơ hội áp đặt các hạn chế đối với đầu tư ra ngoài của Trung Quốc nhằm chống lại chiêu bài “ép buộc kinh tế” mà nước này đang thực hiện ở các nước khác. 

Một số chủ đề khác cũng được thảo luận tại cuộc họp, bao gồm các biện pháp ngăn chặn Nga lách lệnh trừng phạt và cách thức đa dạng hóa chuỗi cung ứng vượt ra khỏi Trung Quốc bằng cách hợp tác với các quốc gia có thu nhập trung bình – thấp.

Trong số các vấn đề khác, ông Fernando Haddad, bộ trưởng Tài Chính Brazil, bày tỏ lo ngại rằng các thách thức kinh tế của Argentina có thể dẫn đến một chính phủ cực đoan. Theo ông, Argentina cần sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tổ chức mà Mỹ là cổ đông lớn nhất.

Nhìn về lịch sử, các cuộc giằng co trần nợ trước đây của Mỹ thường kết thúc bằng một thỏa thuận được dàn xếp vội vàng trong những phút cuối cùng. Nhưng ít nhất chúng cũng giúp tránh được tình trạng vỡ nợ. Năm 2011, cuộc giằng co vì nợ trần xảy ra lần đầu tiên khiến Mỹ tụt hạng trên bảng xếp hạng tín dụng. 

Theo MPL/NV


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.