Lần cuối mẹ bé A. được gặp con, 1 năm trước, bé vẫn còn khỏe mạnh. Ngày đón con về, bé chỉ còn là cơ thể bất động, không bao giờ gọi được "mẹ ơi".
Chân dung “dì ghẻ” hay nói đạo lý trên MXH bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong
Bé gái 8 tuổi tử vong do bị "người tình" của bố bạo hành
Em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên cánh đồng được đàn chó con âu yếm và sưởi ấm
Con trẻ nào phải “chiến lợi phẩm” sau cuộc chiến ly hôn
Cách mà mẹ bé A. trong vụ dì ghẻ bạo hành bé 8 tuổi "đoàn tụ" với con, có lẽ là cách tận cùng đau đớn mà không người mẹ nào dám tưởng tượng đến. Bé A. bị dì ghẻ bạo hành đến chết, nhưng xót xa hơn là trước đó, hơn 1 năm qua, cô bé có lẽ đã trải qua những tháng ngày cô đơn, căng thẳng, lạc lõng khi bị chia tách với mẹ, không được gặp bạn bè, thầy cô. Em ở giữa 4 bức tường cùng với bố và dì ghẻ, bị đánh nhiều lần nhưng không ai biết mà can, hoặc biết mà không (dám) can.
Còn nỗi đau nào hơn với người mẹ xin gặp con mà không được, không nghe tin tức gì. Dì ghẻ Tr. đã thừa nhận việc bạo hành bé A. nhiều lần. Mẹ bé cũng tố rằng cô phải liên hệ với bồ của chồng để năn nỉ được gặp con.
Dì ghẻ Tr - người bạo hành bé A. và bố của bé.
Bố bé A. có biết chuyện đó không? Anh ta có đồng tình với dì ghẻ để chà đạp em bé không? Có chủ đích chia tách hai mẹ con bé A. suốt 1 năm qua không? Chúng ta chưa biết điều đó.
Nhưng có một điều có thật, thật đến mức ngay cả người xa lạ với A. cũng mong đó chỉ là cơn ác mộng, đó là A. đã sống những ngày cuối đời trong những trận đòn thù. Em bé 8 tuổi ấy phải tuân theo lịch trình sinh hoạt mà dì ghẻ viết lên bảng, được “dạy dỗ” bằng đòn roi chứ không phải tình yêu thương, sự ấm áp.
Cơ thể em vẫn còn dấu vết, và hình ảnh những vết tím lỗ chỗ trên người A. như một chiếc container đâm sầm vào, bóp nghẹt tim của chúng ta - những người có lương tri.
Không chỉ bé A., nhiều đứa trẻ khác, như chúng ta từng được biết, trở thành kẻ thừa thãi, thành “bao cát” để người lớn trút đòn thù, sau khi bố mẹ ly hôn. Lúc hôn nhân của cha mẹ êm ấm, chúng là hiện diện của tình yêu, là cục cưng, là kho báu. Khi hai người chia thành hai ngả, con bỗng trở thành “cục nợ”.
Hình ảnh trước khi qua đời của bé A.
Nói như thế là bởi, có những bố mẹ ly hôn, bằng được giành quyền nuôi con chỉ như giành chiến lợi phẩm, rồi sau đó chẳng chăm sóc gì, lạnh nhạt như chưa từng yêu thương. Có người không có thời gian chăm con, ngay cả khi còn sống chung dưới một mái nhà với cha mẹ chúng đã bỏ phí bỏ hoài đứa trẻ. Nhưng vẫn giành cho bằng được.
Để chứng tỏ sức mạnh, tiềm lực kinh tế. Để không muốn phải thừa nhận, không có mình, đối phương vẫn có thể nuôi con một mình. Để hả hê với người cũ: “Cái gì mày khao khát, tao nhất định không nhường”. Để con trở thành “mồi nhử” cho người cũ khổ đau, muốn gặp con là phải ra cúi vào luồn, vì đứa trẻ “thuộc quyền bảo hộ” của mình mà. Để khẳng định rằng, mình đã “chiến thắng” trong cuộc chiến ly hôn…
Nếu không thực sự yêu thương, đừng giành nuôi con! Đừng tìm cách tách chúng khỏi anh chị em, môi trường tâm lý quen thuộc để thỏa mãn cái tôi háo thắng. Đừng coi chúng như “chiến lợi phẩm” hay “tù binh chiến tranh” để chà đạp người cũ.
Cha mẹ ly hôn, đừng để “đòn thù” đổ đầu trẻ
Mẹ bé A. lấp lửng, chuyện trong nhà có nhiều điều phức tạp và khó nói. Bác của cô bé tiết lộ, bố bé A. và dì ghẻ Tr. từng ngoại tình, làm mẹ bé sốc đến mức quyên sinh. Những thông tin ấy mới chỉ là lời nói một chiều, nhưng nếu đó là sự thật, cô bé ấy có lẽ đã phải sống trong một thời gian dài căng thẳng, chứng kiến nhiều biến cố trước khi bố mẹ đường ai nấy bước.
Giọt nước tràn ly cho tất cả những nỗi đau mà cô bé 8 tuổi ấy phải chịu, đó là cái chết. Đó có lẽ sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta, đặc biệt là những bậc cha mẹ đang rạn nứt, xung đột và đã ly hôn. Vợ chồng có thể chia tay, hợp tan cũng là chuyện thường thấy, nhưng không được quên nghĩ về sự an toàn của trẻ.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Thanh cho rằng, sau khi bố mẹ ly hôn, trẻ em rất dễ gặp sang chấn tâm lý cũng như gặp vấn đề về mặt thể chất. Nhiều cha mẹ sau khi ly hôn gặp khó khăn về tâm lý, dẫn đến việc bỏ bê, không dành những sự chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho con.
Thậm chí, có trẻ còn trở thành bao cát trút giận để cha mẹ giải tỏa các khủng hoảng tâm lý. Nhiều trẻ phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn về bạo hành thể chất, xâm hại tình dục từ những người bố dượng, mẹ kế.
Dì ghẻ Tr. đã thừa nhận bạo hành bé A.
Sự thật là, A. không phải đứa trẻ đầu tiên chúng ta biết đã bị dì ghẻ bạo hành. Nhiều vụ trẻ em những đứa trẻ bị mẹ kế, cha dượng, cha ruột… bạo hành dã man vì “không nghe lời”, “hỗn láo”, vì “không đánh không dạy được” khiến dư luận rúng động. Có trẻ may mắn được phát hiện như bé K., sau đó được mẹ đón về. Nhưng cũng có những đứa trẻ như A., như M.M., mãi mãi chỉ là trẻ thơ…
Cứ cho rằng tâm lý ích kỷ đã khiến người đến sau không đủ bao dung, rộng lượng, khiến họ cảm thấy “xốn mắt” với những đứa trẻ là kết quả của cuộc tình trước, ít nhiều sẽ có va chạm. Nhưng còn cha, còn mẹ đã nhận nuôi đứa trẻ thì sao? Họ sẽ làm gì, đã làm gì khi máu mủ của mình bị chà đạp? Nếu họ yêu con như sinh mạng, ngăn chặn những hành vi, nguy cơ bạo lực với con về cả thể chất lẫn tinh thần, liệu những hành vi đó còn được tiếp diễn?
Hơn 70% trẻ em đã từng bị giáo dục bằng hình thức xử phạt bạo lực - con số thống kê mới nhất vừa được UNICEF công bố cuối tháng 12/2021 khiến chúng ta giật mình. Trách nhiệm của cha mẹ với con cái, bất chấp việc họ có ly hôn vui vẻ hay hằn học người cũ, bất chấp việc họ có đi bước nữa hay không, đó là kiến tạo cho con một môi trường sống an toàn về thể chất lẫn tinh thần.
Thời gian biểu khắt khe của bé A., do dì ghẻ viết.
Nuôi không có nghĩa là cho ăn, mà còn là cho con sự yên tâm và tự tin rằng chúng vẫn là điều tuyệt vời nhất, là sự ưu tiên trong cuộc đời bố mẹ, dù họ có chung sống hay không. Vì trẻ con không phải “của nợ” bố mẹ phải vác theo khi họ sống tiếp đời mình, mà luôn phải là kho báu.
Vì đứa trẻ nào cũng xứng đáng có cha mẹ, nhưng không phải cha mẹ nào cũng xứng đáng có con!
Theo PLBĐ
Comments powered by CComment