Một người có khả năng bị lupus nếu xuất hiện vết phát ban đỏ dạng cánh bướm trên mặt.
Hồng ban dạng cánh bướm - dấu hiệu đặc trưng của lupus
Nếu bạn nhận thấy phát ban đỏ trên má và sống mũi, có khả năng đó là phát ban ác tính. Vết phát ban dạng cánh bướm thường có màu đỏ, hồng hoặc tím, xuất hiện dưới dạng đốm màu, có vảy, mịn hoặc nổi lên.
Mặc dù vết phát ban có thể đến và biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng đó là triệu chứng của một loạt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả bệnh lupus.
Ảnh minh họa: Bestlife
Trên thực tế, khoảng 50% số bệnh nhân lupus phát ban dạng cánh bướm.
Lupus là bệnh tự miễn phức tạp, ảnh hưởng đến làn da, thận, não, tim, phổi và khớp. Các triệu chứng khác của bệnh lupus bao gồm mệt mỏi, rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng, khô mắt, sương mù não và đau khớp.
Nguyên nhân của lupus ban đỏ nói riêng và các bệnh tự miễn nói chung là cơ thể có sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Vết phát ban hay bị nhầm với cháy nắng hoặc bệnh rosacea
Phát ban dạng cánh bướm cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh rocacea (chứng đỏ mặt). Tuy nhiên, bệnh nhân lupus không có mụn đỏ như người mắc rocacea.
Vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nếu bạn nhận thấy vết phát ban, hãy đi khám và xét nghiệm máu để tìm ra gốc rễ của vấn đề.
Bệnh khó chẩn đoán
Theo chuyên gia Marisa Zeppieri, một người mắc bệnh lupus, các triệu chứng đến rồi đi và giống nhiều bệnh khác. Điều này thường dẫn đến chẩn đoán sai và kế hoạch điều trị không phù hợp. Một nghiên cứu ghi nhận khoảng thời gian trung bình giữa các triệu chứng ban đầu và chẩn đoán là 6 năm.
Theo Trung tâm Lupus Johns Hopkins, bệnh lupus ảnh hưởng đến khoảng 1 trong số 2.000 người ở Mỹ và 90% trong số họ là phụ nữ. Các triệu chứng thường xuất hiện lần đầu ở độ tuổi từ 10 đến 30, có thể dễ dàng biến mất.
"Bệnh lupus không dễ chẩn đoán vì các dấu hiệu khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng thậm chí trùng lặp với một số rối loạn khác, dẫn đến kết luận sai”, các chuyên gia của Đại học Y Utah giải thích.
Nếu nghi ngờ một người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu.
Có nhiều loại lupus và do đó, các lựa chọn điều trị cũng vậy. Không có hai trường hợp lupus nào hoàn toàn giống nhau. Bởi vậy, bác sĩ phải căn cứ tình trạng của từng người để xác định kế hoạch điều trị cá nhân bao gồm thuốc làm loãng máu, steroid đến hóa trị liệu, thuốc ức chế miễn dịch và thậm chí là cấy ghép nội tạng.
Theo VietNamNet
Comments powered by CComment