Group News: Tin copy

EU thông báo thông qua lệnh cấm vận than đá Nga và quyết định này dự kiến có hiệu lực vào tháng 8.

"Gói trừng phạt đã được Ủy ban các đại diện thường trực của EU thông qua", Pháp, nước đang giữ vị trí chủ tịch Hội đồng châu Âu, thông báo ngày 7/4.

Đây là đợt trừng phạt thứ 5 của EU nhằm vào Nga. Liên minh còn cấm xuất khẩu hàng hóa trị giá 10,9 tỷ USD sang Nga, trong đó có hàng hóa công nghệ cao, và đóng băng tài sản của một số ngân hàng Nga.

Ngoài các lệnh trừng phạt, EU cũng ủng hộ đề xuất hỗ trợ thêm 543 triệu USD vũ khí cho Ukraine, nâng tổng gói hỗ trợ lên 1,63 tỷ USD.

Máy xúc đưa than lên xe tải tại mỏ khai thác ở ngoại ô thị trấn Beryozovsky, tỉnh Kemerovo, Nga tháng 4/2016. Ảnh: Reuters.
 Máy xúc đưa than lên xe tải tại mỏ khai thác ở ngoại ô thị trấn Beryozovsky, tỉnh Kemerovo, Nga tháng 4/2016. Ảnh: Reuters.

Đây là lần đầu tiên EU ban hành biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng Nga mà khối này phụ thuộc rất nhiều. Các quốc gia EU nhập khẩu 45% lượng than từ Nga, trị giá 4,35 tỷ USD mỗi năm. Lệnh cấm dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 8.

Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda hôm nay cũng thông báo nước này có kế hoạch giảm nhập khẩu than của Nga. "Chúng tôi cần tìm nhà cung cấp thay thế, nếu không sẽ gặp khó khăn trong đảm bảo nguồn cung than trong nước dẫn tới mất điện", Bộ trưởng Hagiuda nói.

EU và Nhật đưa ra các biện pháp mới sau khi Ukraine cáo buộc Nga "thảm sát dân thường" tại thị trấn Bucha, gần Kiev, song Nga bác bỏ. Nga chưa bình luận về quyết định của EU và tuyên bố của Nhật Bản.

Sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine" ngày 24/2, Nga bị nhiều nước đáp trả bằng lệnh cấm vận và tịch thu tài sản. Nga cũng bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và một số ngân hàng nước này bị đóng băng tài sản.

EU chưa đưa ra biện pháp cấm vận với khí đốt Nga vì đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nước này. Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.

EU tháng trước đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027. EU và Mỹ trước đó cũng ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt của Washington cho châu Âu. Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng (LNG) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.