Group News: Tin copy

 Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược phong tỏa dập dịch ít nhất là cho tới cuối năm 2022.

Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách hạn chế đi lại vì Covid-19

Mỹ thông báo thượng đỉnh toàn cầu để kết thúc khủng hoảng Covid-19

Phát hiện ra con đường lây nhiễm mới của COVID-19

Cho tới đầu mùa xuân năm nay, chiến lược COVID-19 của Trung Quốc được đánh giá là thành công đáng kể. Nước này dập tắt các cụm dịch nhỏ trước khi nó bùng phát và lan rộng. 

Một số người dân Trung Quốc, các sinh viên quốc tế, các doanh nhân, chuyên gia nước ngoài đang chờ đợi quay trở lại quốc gia tỷ dân tin đây có thể là bước khởi đầu để Bắc Kinh dần nới lỏng chiến lược "Không COVID-19". 

Nhưng khi Omicron xuất hiện, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. 

Các siêu đô thị như Thâm Quyến, Thiên Tân ban đầu cố kiềm chế sự lây lan của biến chủng này trong vài tuần. 

Nhưng từ tháng 3, mọi chuyện có vẻ đã khác. Các đợt bùng phát ở Cát Lâm và hiện tại là Thượng Hải khiến giới chức Trung Quốc trở tay không kịp. 

Omicron lây lan quá nhanh và các quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc thừa nhận Thượng Hải đã không chuẩn bị tốt cho đợt dịch lần này. 

Trung Quốc bao giờ mở cửa lại? - 1

Nhân viên y tế trên một tuyến đường không bóng người qua lại ở Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)

Từ 1/3, trung tâm tài chính của Trung Quốc ghi nhận hơn 300.000 ca COVID-19, vượt tổng số ca được ghi nhận tại thành phố này trong hai năm trước đó.

Từ cuối tháng 3, Thượng Hải áp lệnh phong tỏa từng phần rồi sau đó là toàn thành phố và chưa hề có ý định nới lệnh phong thành. 

Việc một thành phố từng "mềm mỏng" trong các chiến lược đối phó với COVID-19 bất ngờ quay đầu, áp dụng các biện pháp khắc nghiệt khiến nhiều người đặt câu hỏi "Bao giờ các vòng lặp phong tỏa ở Trung Quốc mới chấm dứt?"

Bao giờ hết phong toả?

Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, Trung Quốc luôn áp dụng một mẫu số chung chống dịch.

Ở các nơi bùng dịch, Trung Quốc áp lệnh phong tỏa, xét nghiệm diện rộng để chặt đứt nguồn lây lan. Ngay cả thời điểm biến thể Delta lây lan mạnh mẽ trong đợt dịch ở Nam Kinh hồi tháng 7/2021, Trung Quốc chỉ cần 1 tháng để khống chế dịch. 

Câu chuyện ở Thượng Hải lần này có sự khác biệt. 

So với Delta, biến thể Omicron vốn chiếm đa số ca nhiễm ở Thượng Hải không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Hầu hết các ca bệnh không có triệu chứng và thành phố này cũng chỉ ghi nhận 3 ca tử vong trong đợt dịch lần này tính tới nay. 

Nhưng điểm chung là bất cứ trong đợt dịch nào, giới chức Trung Quốc vẫn khẳng định họ sẽ kiên định với chiến lược "Không COVID-19". 

"Chúng ta phải luôn đặt tính mạng và cuộc sống của người dân lên hàng đầu, kiên trì với chiến lược không COVID-19 linh động, đồng thời kiểm soát đà lây nhiễm đại dịch càng sớm càng tốt", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trong cuộc họp với các quan chức hàng đầu hôm 17/3.

Trong phát biểu đưa ra một tháng sau đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn nhấn mạnh người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược "Không COVID-19 năng động" để hướng tới chiến thắng cuối cùng.

Các tuyên bố của Chủ tịch Tập là minh chứng rõ nét nhất cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới không hề có ý định dỡ bỏ các hạn chế chống dịch nghiêm ngặt và tập sống chung với COVID-19 như nhiều nước. 

Nhưng trong bối cảnh virus biến đổi liên tục và nguy cơ xuất hiện các biến chủng còn lây lan nhanh hơn cả Omicron, câu hỏi đặt ra là Trung Quốc định phong tỏa tới bao giờ?

Lo ngại đi vào vết xe đổ như Thượng Hải, nhiều thành phố của Trung Quốc gần đây lập tức phong tỏa dù chỉ mới phát hiện vài chục ca nhiễm. 

Trung Quốc bao giờ mở cửa lại? - 2

Người dân tại một cụm dân cư tại Thượng Hải xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Reuters)

Cuối tuần trước, thành phố Tây An ở Tây Bắc Trung Quốc tuyên bố áp dụng quy định hạn chế đi lại đối với người dân và siết hoạt động kinh doanh trong 4 ngày, sau khi phát hiện một số ca mắc COVID-19.

Trong thời gian này, người dân được khuyến cáo không nên ra khỏi khu dân cư. Các công ty được khuyến khích để nhân viên làm từ xa hoặc cho họ sinh hoạt ngay tại nơi làm việc. Nhiều cơ sở văn hóa, giải trí trong thành phố cũng sẽ tạm dừng hoạt động. 

Vài ngày trước đó, thành phố Quảng Châu áp lệnh phong thành dù mới chỉ ghi nhận 61 ca COVID-19. 

Khu kinh tế sân bay Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam mới đây thông báo phong thành 14 ngày "để điều chỉnh theo tình hình dịch bệnh". 

Ở các địa phương khác, người dân Trung Quốc cũng bắt đầu tích trữ hàng hóa. Họ lo ngại khi Omciron lan rộng, địa phương của mình hoàn toàn có thể sẽ phải bước vào đợt phong tỏa nghiêm ngặt như Thượng Hải.

Để tránh tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm như ở thành phố 25 triệu dân thời gian qua, người dân trên khắp Trung Quốc đổ xô tới các siêu thị, mua hàng hóa tích trữ. 

Tại Bắc Kinh, nơi một số quận đang phong tỏa vài tuần gần đây vì COVID-19, các kệ giấy vệ sinh thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền và gạo liên tục hết hàng.

Ở Tô Châu, trung tâm công nghiệp cách Thượng Hải khoảng hai tiếng lái xe, từ ngày 12/4 sau khi giới chức địa phương thông báo sẽ xét nghiệm theo từng quận ở một khu vực trong thành phố, các siêu thị đông nghịt người tới mua sắm. 

Tô Châu phát hiện ca COVID-19 từ cuối tháng 4 và số ca bệnh tăng nhanh vài ngày trở lại đây, đa phần liên quan tới đợt bùng phát ở Thượng Hải. Thành phố cũng đang xây dựng một bệnh viện dã chiến trong trung tâm hội nghị có sức chứa 800 giường. 

Trên mạng xã hội Weibo, người dân bắt đầu chia sẻ danh sách các mặt hàng cần tích trữ phòng trường hợp phong tỏa. Một số thậm chí còn dạy cách trồng rau tại nhà và đông lạnh đậu phụ. 

Mong chờ kịch bản mới

Trong khi nhiều người dần chấp nhận thực tế họ có thể sống trong cảnh phong tỏa bất cứ lúc nào, nhiều ý kiến bắt đầu hoài nghi về việc Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược "Không COVID-19". 

“COVID-19 không nguy hiểm hơn bệnh cúm, vậy chúng ta đang sợ điều gì?" là tên một bài viết được chia sẻ rộng rãi trên WeChat hồi đầu tháng 4. 

Chủ nhân bài viết chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 ở Thượng Hải tự khỏi trong thời gian cách ly tại nhà mà không cần dùng thuốc. Anh này cho rằng "nguồn lực y tế của Thượng Hải đã cạn kiệt" vì phải tập trung vào các công việc liên quan đến COVID-19.

Một bộ phận người dân từng ủng hộ với chiến lược "Không COVID-19" nay thay đổi quan điểm sau khi bị mắc kẹt trong đợt phong tỏa kéo dài.

Ở thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam, nơi chứng kiến tới 4 lần phong tỏa trong năm 2021 với mỗi lần kéo dài 26 ngày, người dân nói họ đã thấm mệt. 

Trong đợt dịch đang diễn ra, nhiều người Thượng Hải phàn nàn về tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế hạn chế, các trung tâm cách ly quá tải và một số hướng dẫn cách ly mà họ tin là không còn phù hợp.  

Trung Quốc bao giờ mở cửa lại? - 3

Một số người dân Trung Quốc bắt đầu hoài nghi về chiến lược "Không COVID-19". (Ảnh: Reuters)

"Chúng tôi muốn chấm dứt phong tỏa", một người Thượng Hải chia sẻ. 

Nhiều người nói họ không thể chịu đựng thêm khi cuộc sống vẫn chưa thể trở lại bình thường sau hơn 2 năm dịch bệnh tàn phá. 

Các chuyên gia dự đoán với kinh nghiệm đối phó với các đợt dịch trước, Trung Quốc sẽ dập tắt đợt bùng phát này ở Thượng Hải trong vài tuần tới.

Nếu kiên trì theo đuổi chiến lược "Không COVID-19", Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ phong tỏa cục bộ và thường xuyên. Theo đó, các địa phương sẽ lập tức áp lệnh phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt nếu phát hiện các cụm dịch để đảm bảo dịch không bùng phát với quy mô như ở Thượng Hải. 

"Thời gian chống dịch vừa qua ở Thượng Hải đã để lại một di sản. Đó là sự quay trở lại của biện pháp phong tỏa hàng loạt đối với các thành phố lớn trong thời gian gần và trung hạn", Nicholas Thomas, Phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hong Kong đánh giá. 

“Viễn cảnh về những lần phong tỏa tiếp theo là một thực tế mà nhiều người Trung Quốc phải đối mặt", ông Alfred Wu, Phó giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Singapore dự đoán. 

Cho tới lúc có thể mở cửa dần dần và có kiểm soát, Bắc Kinh có thể bổ sung các loại vaccine với hiệu quả cao hơn như vaccine mRNA, đẩy mạnh chích ngừa cho hơn 40 triệu người trên 60 tuổi chưa tiêm mũi đầu.

Khi có nhiều lựa chọn vaccine và các mũi tiêm trở nên hiệu quả hơn, Trung Quốc sẽ thí điểm mở cửa có kiểm soát một tỉnh hoặc thành phố. Nếu an toàn, kịch bản này sẽ được áp dụng sang các tỉnh khác cho tới khi toàn bộ Trung Quốc mở cửa. Khi đó, quốc gia tỷ dân sẽ chấm dứt việc phong tỏa, tập sống chung với dịch bệnh. 

Với những người đang mòn mỏi chờ đợi quay trở lại Trung Quốc, điều họ quan tâm nhất lúc này là khi nào nền kinh tế thứ hai thế giới mở cửa trở lại. 

Còn với người dân Trung Quốc, câu hỏi mà họ quan tâm hiện nay là thành phố nào sẽ tiếp tục bị phong tỏa diện rộng sau Thượng Hải. 

Theo VTC


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.