Mỹ bí mật lên kế hoạch hiện đại hóa căn cứ quân sự ở Greenland
Nhà Trắng cân nhắc mở kho dự trữ đặc biệt để kiểm soát giá dầu
Ấn Độ và Mỹ ký Hiệp định khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt
“Tuy nhiên để giành được chiến thắng, mỗi người trong chúng ta phải cố gắng. Chúng ta cần giúp đỡ quân đội, cần bảo vệ những điều thiết yếu của đất nước Ukraine trong tất cả những nền tảng quốc tế mà bạn có thể tiếp cận”, ông Zelensky nói thêm.
Theo Tổng thống Ukraine, bản thân ông vẫn đang kêu gọi tạo áp lực từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Nga, đồng thời thông báo đại diện nước này có mặt tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ hôm 23/5 “đang tiếp tục kêu gọi thêm nhiều nguồn hỗ trợ tài chính và nhân đạo dành cho Ukraine, cũng như ưu tiên các nguồn hỗ trợ về vũ khí và đạn dược”.
Mỹ do dự gửi tên lửa chống hạm cho Ukraine
Hãng thông tấn Al Jazeera dẫn nguồn tin từ giới chức và Quốc hội Mỹ nói rằng, chỉ có một số ít quốc gia sẵn sàng gửi tên lửa chống hạm cho chính quyền Ukraine. “Không có quốc gia nào muốn trở thành nước đầu tiên và duy nhất gửi tên lửa Harpoon cho Kiev, bởi họ lo sợ sự trả đũa có thể tới từ chính quyền Moscow nếu một con tàu nào đó bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm này”, một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Trước đó, cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko hôm 20/5 tuyên bố rằng nước này đang thảo luận với chính quyền Mỹ về vấn đề cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon.
“Mỹ đang chuẩn bị cho một kế hoạch ‘hạ’ Hạm đội Biển Đen của Nga. Khả năng tác chiến của quân đội chúng tôi nhằm vào tàu chiến Nga đã thuyết phục được chính quyền Washington chuẩn bị cho kế hoạch phá vỡ tình trạng các cảng Ukraine bị đối phương phong tỏa. Việc cung cấp những vũ khí chống hạm mạnh mẽ như tên lửa Harpoon hay Naval Strike Missile (NSM) đang được thảo luận”, bài đăng trên Twitter của ông Gerashchenko khi đó viết.
EU sẽ công bố lệnh cấm nhập dầu Nga “trong những ngày tới”
“Liên minh châu Âu (EU) có vẻ như sẽ nhất trí về một lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga trong những ngày tới. Dù vậy, lệnh cấm này sẽ không tự động khiến Nga suy yếu, bởi giá dầu tăng cao đã tạo điều kiện cho họ kiếm thêm tiền trong khi lượng dầu bán ra vẫn thấp hơn”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với hãng tin Al Jazeera.
Theo Al Jazeera, nhiều quốc gia thành viên trong khối EU đang phụ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt và dầu mỏ từ Nga. Nhất là Hungary, khi Tổng thống nước này Viktor Orban gần đây khẳng định sẽ không đồng ý với những lệnh trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng được EU đưa ra nhằm chống lại Nga.
“Những biện pháp trừng phạt đó có khả năng gây thiệt hại cho Hungary, khiến giá cả tăng cao và hủy hoại nền kinh tế. Việc đưa ra những đòn trừng phạt chống lại Nga sẽ tương đương với bom nguyên tử, khi chúng có thể dẫn đến tình huống Hungary không thể nuôi sống người dân”, ông Orban khẳng định.
Theo Tuấn Trần/VNN
Comments powered by CComment