Nếu có xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đa số sẽ có suy nghĩ rằng, rất có thể sẽ xảy ra nếu Trung Quốc cố xâm lược Đài Loan. Nhưng gần đây, căng thẳng đã leo thang một cách nguy hiểm ở một khu vực khác của Biển Đông – vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines, nơi một tòa án quốc tế phán quyết Philippines có quyền kinh tế độc quyền.
60 phút chứng kiến sự cố quốc tế ở Biển Đông (ảnh minh họa).
Nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, nơi có hơn 3 nghìn tỷ đô la hàng hóa được vận chuyển mỗi năm. Để khẳng định tuyên bố của mình, Trung Quốc đã sử dụng các chiến thuật gần như chiến tranh, dẫn đến các cuộc đối đầu bạo lực.
Hoa Kỳ có một hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, điều này có thể dẫn đến một sự can thiệp của Hoa Kỳ. Người ta gọi đây là “cuộc xung đột nguy hiểm nhất mà không ai nói đến”. Và tháng trước, nhà báo Cecilia Vega đã tự mình chứng kiến nó có thể nguy hiểm đến mức nào…
Nhà báo của CBS News Cecilia Vega cho biết: “Chúng tôi đã lên tàu Cape Engaño của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines vào tháng trước, con tàu này được cho là sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho các tàu và trạm ở Biển Đông. Nhưng vào giữa đêm đầu tiên của chúng tôi… Tiếng còi báo động vang lên… các thành viên đội tàu vội vã chạy giữa các boong tàu.
“Lúc bấy giờ là 4 giờ sáng. Tất cả chúng tôi đều đang ngủ say. Chuông báo động vừa reo trên tàu. Chúng tôi được yêu cầu thức dậy và mặc áo phao vì chúng tôi vừa bị một chiếc tàu Trung Quốc đâm. Có sự bối rối… sợ hãi. Nhóm chúng tôi được yêu cầu ở trong cabin để bảo đảm an toàn.
Không rõ liệu chúng tôi có bị ngập nước hay không… hay liệu người Trung Quốc có cố gắng trèo lên tàu hay không…
Các thành viên thủy thủ đoàn người Philippines đã chuẩn bị cho khả năng đó và đứng cạnh cửa sổ, cầm dùi cui phòng trường hợp họ phải chống trả người Trung Quốc.
Đoạn video quay bằng điện thoại di động do người Philippines quay cho thấy khoảnh khắc ngay sau khi va chạm – tàu tuần duyên Trung Quốc – dài 269 feet và gần gấp đôi kích thước của tàu Cape Engaño – đã đâm vào mạn phải của tàu Philippines – phía sau bên phải của con tàu.
Khi người Trung Quốc rút đi…người Philippines đã tìm thấy một cái hố sâu ba feet rưỡi…một sĩ quan nói với phóng viên rằng, họ may mắn vì lỗ hổng nằm trên mực nước…”
Cecilia Vega nói: “Bạn không thể nhìn thấy ở đây trong bóng tối, nhưng đang có khoảng bốn hoặc năm chiếc thuyền Trung Quốc khác nhau đang bao quanh chúng ta tại thời điểm này. Và thủy thủ đoàn nói với tôi rằng họ có thể thấy trên radar rằng nhiều chiếc khác đang đến ngay bây giờ.
Sự việc này xảy ra cách bờ biển Philippines khoảng 60 hải lý và cách Trung Quốc khoảng 660 hải lý… trên đường đến một nơi gọi là bãi cạn Sa-bin”.
Manila và Bắc Kinh đã khai triển các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển xung quanh bãi cạn trong những tháng gần đây.
Năm 2016, một tòa án quốc tế tại La-Hay đã phán quyết Philippines có quyền kinh tế độc quyền trong vùng biển rộng 200 hải lý bao gồm bãi cạn Sa-bin và khu vực mũi Engaño.
Nhưng Trung Quốc không công nhận phán quyết này và nói rằng Biển Đông là lãnh thổ của họ từ thời xa xưa.
Phóng viên Cecilia Vega tường thuật: Chúng tôi vừa mới có chút ánh sáng đầu tiên. Và giờ, chúng tôi có cảm nhận tốt hơn nhiều về việc chúng tôi đang bị bao vây bởi các tàu Trung Quốc như thế nào. Bạn có thể thấy hai người này ở đây thực sự nói là “Cảnh sát biển Trung Quốc”, chúng tôi đang ở thế giằng co hoàn toàn. Chúng tôi đã ở đây trong khoảng hai giờ, không di chuyển. Không rõ liệu chúng tôi có thể quay lại hay không. Chúng tôi hoàn toàn bị bao vây bởi các tàu Trung Quốc.
Tổng cộng có mười bốn tàu… bao gồm cả lực lượng dân quân gồm các tàu đánh cá lớn được sử dụng để chiếm đóng lãnh thổ và chặn các tàu như tàu chúng tôi đang đi…
Người Philippines đã cố gắng đàm phán để tìm lối thoát, nhưng cuối cùng buộc phải từ bỏ điểm dừng chân đầu tiên trong nhiệm vụ của họ.
Cecilia Vega cho biết: “Anh ấy nói chúng tôi sẽ không được đến bãi Sa-bin”.
Trên chiếc thuyền bị hư hại, họ phải đi đường vòng rất xa để đến nơi tiếp tế tiếp theo vì tàu Trung Quốc bám sát theo.
Phóng viên cũng cho biết: “Vào thời điểm này, Trung Quốc đã công khai phiên bản của họ về vụ việc cáo buộc người Philippines kích động xung đột và nêu bật khuôn mặt của nhóm chúng tôi, cáo buộc chúng tôi là một phần của chiến dịch tuyên truyền.
Video Trung Quốc nói rằng: Philippines đã biến Biển Đông thành sân khấu của mình… cố tình đâm vào tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, với các nhà báo phương Tây có mặt ngay tại đó để ghi lại cảnh tượng kịch tính…
Tuy nhiên thuyền trưởng Labay của Phillippines cho biết: Nếu anh đâm, tàu kia sẽ phải chịu thiệt hại, chứ không phải tàu của anh.
Trong hai năm qua, Trung Quốc đã biến Biển Đông thành một cuộc chiến phá hoại – liên tục đâm vào tàu Philippines và bắn chúng bằng vòi rồng…
Nhưng những gì chúng ta thấy ở Mũi Engaño thể hiện sự leo thang đáng kể – đưa ranh giới chiến sự gần hơn bao giờ hết tới bờ biển Philippines.
Chỉ vài giờ sau vụ va chạm, chính quyền ông Biden đã lên án Trung Quốc vì những gì họ gọi là “hành vi nguy hiểm và gây bất ổn”.
Tại Manila, phóng viên của CBS News, Cecilia Vega đã gặp Đại tá Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Ray Powell, người điều hành tổ chức phi lợi nhuận Sealight.
Đối với điều mà phóng viên đề cập là tội của Trung Quốc, ông Ray Powell cho rằng có luật và có thẩm phán, nhưng không có người thực thi. Không có công tố viên. Không có ai bỏ tù họ.
Về vấn đề Hoa Kỳ có can thiệp hay không, ông cho biết, Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi hiệp ước phải bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công vũ trang…
Hãy tưởng tượng nếu con tàu Trung Quốc đánh chìm tàu của Philippines và nhiều người đã chết. Khi đó, Philippines sẽ cảm thấy buộc phải làm gì? Họ có lẽ sẽ không ngay lập tức tham chiến. Nhưng họ có thể ngay lập tức bước vào thế sẵn sàng chiến đấu. Họ có thể đến Hoa Kỳ và nói, “Với chúng tôi, điều này trông giống như một cuộc tấn công vũ trang. Chúng tôi đã bị một con tàu đâm trúng và nhiều người đã chết”.
Ông Ray Powell cho biết, mọi hiệp ước, cuối cùng đều phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên. Nếu Hoa Kỳ không thực hiện hoặc có vẻ không thực hiện được các nghĩa vụ hiệp ước của mình, toàn bộ hiệp ước và liên minh của Hoa Kỳ – cấu trúc hiệp ước và liên minh được xây dựng trên uy tín sẽ bị ảnh hưởng. Nó rất có ý nghĩa gì với Nhật Bản, với Úc, với NATO. Hoa Kỳ sẽ mất uy tín.
Hoa Kỳ không có sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines kể từ năm 1992. Mặc dù vậy, nước này vẫn tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên và năm nay đã cam kết viện trợ quân sự 500 triệu đô la cho Manila và 128 triệu đô la khác để nâng cấp các căn cứ.
Phóng viên sau đó đã gặp Tướng Romeo Brawner, tổng tham mưu trưởng quân đội Phillippines, tại một trong những căn cứ đó, sau khi ông hạ cánh trên máy bay chiến đấu của mình sau chuyến bay trinh sát trên không trên Biển Đông.
Khi được hỏi “ông dành bao nhiêu thời gian tập trung vào Trung Quốc?”, Tướng Romeo Brawner trả lời: “Gần như cả ngày”.
Năm ngoái, Tướng Brawner đã đến thăm tàu chiến tương đương Alamo của Philippines, một tàu chiến thời Thế chiến thứ II có tên Sierra Madre, do binh lính điều khiển và được sử dụng để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Manila đối với một khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là hiện trường của vụ việc bạo lực nhất cho đến nay.
Vào tháng 6 năm nay, khi Hải quân Philippines cố gắng tiếp tế cho quân đội, Trung Quốc đã chặn đường tiếp tế… gần như xảy ra giao tranh tay đôi.
Tướng Romeo Brawner cho biết: “Điều đáng ngạc nhiên là họ mang theo vũ khí có lưỡi kiếm. Họ mang theo giáo mác”.
“Chúng tôi chưa từng thấy điều đó trước đây. Và họ bắt đầu – tấn công thuyền của chúng toi. Họ bắt đầu đâm thủng thuyền bằng giáo mác”.
Một lính đặc nhiệm SEAL của Hải quân Philippines đã mất ngón tay cái bên phải sau khi người Trung Quốc đâm vào thuyền của anh.
Tướng Romeo Brawner: “Họ đã đánh cắp thiết bị của chúng tôi. Họ đã phá hủy thiết bị của chúng tôi. Họ đã làm tổn thương nhân viên của chúng tôi. Và đây là hành động của bọn cướp biển. Tôi đã cảnh báo nhân viên của chúng tôi – nếu điều này xảy ra lần nữa, các bạn có quyền tự vệ”.
Cecilia Vega hỏi: Nếu người Trung Quốc nổ súng vào quân của ngài và quân của ngài bắn trả, thì nghe có vẻ như đó là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh sắp nổ ra.
Tướng Romeo Brawner: Vâng. Vâng, thực sự là như vậy.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Teodoro cho biết, có những cuộc thảo luận đang diễn ra giữa Washington và Manila về những kịch bản nào sẽ kích hoạt sự can dự của Hoa Kỳ.
Theo DKN
Comments powered by CComment