Group News: Tin copy

Giám đốc công ty Masterlife nói các cán bộ nhận hối lộ “rất đáng trách,” do ép nhiều doanh nghiệp đưa tiền “theo thông lệ” mới cấp phép, trong khi “mỗi chuyến về có 240 chỗ, thì 10 chỗ cho hũ đựng tro cốt đồng bào.”

Phiên tòa về ‘bay giải cứu’: Đề xuất 1 án tử hình; xem xét trách nhiệm 1 thứ trưởng y tế

Theo báo Tuổi Trẻ, chiều 20 Tháng Bảy, nhóm bị cáo là các chủ doanh nghiệp bị xét xử tội “đưa hối lộ” trong phiên tòa xử vụ “chuyến bay giải cứu” được tự bào chữa, tranh luận với quan điểm buộc tội từ cơ quan công tố.

Bị cáo Trần Thị Mai Xa, giám đốc công ty Masterlife, bất bình khi kể về việc ép doanh nghiệp “chung chi,” tại phiên tòa xử vụ “chuyến bay giải cứu.” (Hình: VNExpress)

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trần Thị Mai Xa, giám đốc công ty Cổ Phần Giáo Dục Masterlife, dùng từ “rất giận” với việc gây khó dễ từ cán bộ Cục Lãnh Sự, Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh… khiến bà và nhiều chủ doanh nghiệp “không có sự lựa chọn khác” do lần đầu tiên phải chi tiền “bôi trơn” nên những lần sau “cứ theo thông lệ.”

Tại tòa, bị cáo Mai Xa trần tình khi làm hồ sơ, doanh nghiệp đã phải đóng tiền cọc thuê máy bay nhưng vẫn bị từ chối, bị gây khó dễ.

“Bị cáo từng bị mất chuyến bay và phải bán nhà để mua chuyến khác. Lúc đó bị cáo rất run, như chim sợ cành cong, không còn nhà để bán,” bị cáo Xa bất bình cho biết.

Bị cáo Xa khẳng định chính bị cáo Vũ Sỹ Cường, cán bộ Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh thuộc Bộ Công An, đã “mở lối” cho mình rằng, muốn giải quyết nhanh phải “làm theo cơ chế cám ơn đi, nếu không kịp thì sẽ khó lắm, vì ‘sếp không biết doanh nghiệp em là ai.’”

Tiếp tục bào chữa, bị cáo Xa cho biết khi hỏi bị cáo Cường vì sao không cấp phép, thì được trả lời do “chưa có sự cấp thiết.”

“Bị cáo hỏi rằng trong lúc dịch bệnh cả thế giới hoảng loạn thì thế nào là cấp thiết? Hũ tro cốt những người chết vì dịch được mang về chỉ 10 người, nếu một nửa chuyến bay là tro cốt thì có cấp thiết hay không?,” bị cáo Xa đặt vấn đề, và tiếp tục nói rất ấm ức “vì làm những việc tốt cho đồng bào mà bị gây khó khăn.”

Theo bị cáo Xa, trên những “chuyến bay giải cứu” do công ty mình thực hiện, mỗi chuyến có 240 chỗ thì có khoảng 10 hũ tro cốt của những công dân chết vì dịch bệnh COVID-19 được đưa cùng về nước.

Theo cáo trạng, quá trình tổ chức thực hiện các “chuyến bay giải cứu,” bị cáo Trần Thị Mai Xa đã sử dụng pháp nhân của bốn công ty tổ chức được 18 chuyến bay.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu.” (Hình: Danh Trọng/Tuổi Trẻ)

Để được giải quyết cấp phép các chuyến bay giải cứu, từ Tháng Sáu, 2021, đến Tháng Giêng, 2022, bị cáo Xa đã liên lạc, đặt vấn đề và đưa hối lộ 19 lần cho tám cán bộ có thẩm quyền.

Cụ thể, bị cáo Xa đã đưa hối lộ cho bị cáo Vũ Sỹ Cường 2.1 tỷ ($50,732); bị cáo Vũ Anh Tuấn, cựu phó Phòng Tham Mưu Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, $20,000; bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Giao Việt Nam, $55,000… 

Theo Tr.N/NV


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.