Group News: Tin copy

Hoa Kỳ đang áp đặt các hạn chế thị thực mới đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong liên quan đến các phán quyết có tội trong phiên tòa xét xử Luật An ninh Quốc gia đối với những người tổ chức ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, Bộ Ngoại giao ở Washing ton cho biết hôm 31/5.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố về vụ xử 47 nhà hoạt động dân chủ Hong Kong vào ngày 31/5/2024.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố về vụ xử 47 nhà hoạt động dân chủ Hong Kong vào ngày 31/5/2024.

 

 

Mười bốn nhà hoạt động dân chủ Hong Kong đã bị kết tội và hai người đã được trắng án hôm 30/5 trong một phiên tòa xét xử tội lật đổ mà các nhà phê bình cho rằng có thể giáng một đòn khác vào nền pháp quyền và danh tiếng của thành phố vốn là một trung tâm tài chính toàn cầu.

“Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước các phán quyết có tội được công bố trong phiên tòa xét xử về Luật An ninh Quốc gia đối với những người tổ chức ủng hộ dân chủ ở Hong Kong”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói trong một tuyên bố.

“Các bị cáo đã bị truy tố vì động cơ chính trị và bị bỏ tù chỉ vì tham gia ôn hòa vào các hoạt động chính trị được bảo vệ theo Luật cơ bản của Hong Kong”.

Do đó, theo ông Miller cho biết thêm, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực mới đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong chịu trách nhiệm về việc thực thi luật an ninh.

Các phán quyết trong phiên tòa xét xử lớn nhất Hong Kong chống lại phe đối lập dân chủ được đưa ra hơn ba năm sau khi cảnh sát bắt giữ 47 người hoạt động dân chủ trong các cuộc đột kích vào rạng sáng tại các ngôi nhà trên khắp thành phố. Họ bị buộc tội âm mưu lật đổ theo luật an ninh quốc gia do Trung Quốc áp đặt.

Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Trung Quốc và Hong Kong ngừng sử dụng “luật an ninh quốc gia mơ hồ để kiềm chế bất đồng chính kiến ôn hòa”, ông Miller nói thêm.

Quốc tế chỉ trích Trung Quốc

Việc kết án 14 nhà hoạt động dân chủ tại Hong Hong cũng đã thu hút sự lên án từ các nhóm nhân quyền và những bày tỏ quan ngại từ các chính phủ nước ngoài khác, bên cạnh Mỹ.

Trung Quốc, quốc gia soạn thảo luật an ninh quốc gia năm 2020 dùng để truy tố các nhà hoạt động, ủng hộ chính quyền Hong Kong. Thuộc địa cũ của Anh là một phần của Trung Quốc nhưng có hệ thống quản lý và tư pháp riêng.

Văn phòng đối ngoại của Liên minh Châu Âu cho biết, bản án “đánh dấu sự suy đồi hơn nữa các quyền tự do cơ bản và sự tham gia dân chủ ở Hong Kong”. Họ nói thêm rằng các bị cáo “bị trừng phạt vì hoạt động chính trị ôn hòa vốn phải được hợp pháp trong bất kỳ hệ thống chính trị nào tôn trọng các nguyên tắc dân chủ cơ bản”.

Tại Anh, Bộ trưởng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan cho biết các nhà hoạt động không có tội gì khác ngoài việc tìm cách thực hiện quyền tự do ngôn luận, hội họp và tham gia chính trị, như đã được ghi trong Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Anh Quốc. Tuyên bố này là một thỏa thuận được chính quyền Anh và Trung Quốc ký kết để mở đường cho việc chuyển giao Hong Kong từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997.

Vương quốc Anh kêu gọi chính quyền Hong Kong chấm dứt các cuộc truy tố theo luật an ninh quốc gia và trả tự do cho tất cả các cá nhân bị buộc tội theo luật này.

Còn tại Úc, Ngoại trưởng Penny Wong cho biết Úc quan ngại sâu sắc trước các phán quyết, trong đó có công dân Úc Gordon Ng. bị kết tội.

“Chúng tôi đã liên tục bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc làm xói mòn các quyền và tự do của Hong Kong một cách có hệ thống và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy,” bà Wong nói trong một đăng tải trên X, trước đây là Twitter.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết chính quyền trung ương kiên quyết ủng hộ các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp của đặc khu hành chính Hong Kong trong việc trừng phạt mọi hành vi phá hoại an ninh quốc gia. Bà bày tỏ sự phản đối của Trung Quốc đối với các quốc gia khác khi “bôi nhọ và làm suy yếu” nền pháp quyền của Hong Kong.

Trái lại, bà Sarah Brooks của Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi các bản án này là “minh họa tàn nhẫn nhất cho đến nay về cách Luật An ninh Quốc gia của Hong Kong được vũ khí hóa để bịt miệng những người bất đồng chính kiến”. Bà nói rằng những lời kết tội gửi đi một thông điệp lạnh lùng tới bất kỳ ai phản đối hành động của chính phủ.

Tương tự, bà Maya Wang, quyền giám đốc về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), cho biết bản án cho thấy “sự khinh thường hết mức” đối với cả các tiến trình chính trị dân chủ và pháp quyền.

“Dân chủ không phải là một tội ác, bất kể chính phủ Trung Quốc và tòa án Hong Hong được lựa chọn cẩn thận của họ có thể nói gì,” bà nói.

 

Hoa Kỳ đang áp đặt các hạn chế thị thực mới đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong liên quan đến các phán quyết có tội trong phiên tòa xét xử Luật An ninh Quốc gia đối với những người tổ chức ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, Bộ Ngoại giao ở Washing ton cho biết hôm 31/5.

Mười bốn nhà hoạt động dân chủ Hong Kong đã bị kết tội và hai người đã được trắng án hôm 30/5 trong một phiên tòa xét xử tội lật đổ mà các nhà phê bình cho rằng có thể giáng một đòn khác vào nền pháp quyền và danh tiếng của thành phố vốn là một trung tâm tài chính toàn cầu.

“Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước các phán quyết có tội được công bố trong phiên tòa xét xử về Luật An ninh Quốc gia đối với những người tổ chức ủng hộ dân chủ ở Hong Kong”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói trong một tuyên bố.

“Các bị cáo đã bị truy tố vì động cơ chính trị và bị bỏ tù chỉ vì tham gia ôn hòa vào các hoạt động chính trị được bảo vệ theo Luật cơ bản của Hong Kong”.

Do đó, theo ông Miller cho biết thêm, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực mới đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong chịu trách nhiệm về việc thực thi luật an ninh.

Các phán quyết trong phiên tòa xét xử lớn nhất Hong Kong chống lại phe đối lập dân chủ được đưa ra hơn ba năm sau khi cảnh sát bắt giữ 47 người hoạt động dân chủ trong các cuộc đột kích vào rạng sáng tại các ngôi nhà trên khắp thành phố. Họ bị buộc tội âm mưu lật đổ theo luật an ninh quốc gia do Trung Quốc áp đặt.

Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Trung Quốc và Hong Kong ngừng sử dụng “luật an ninh quốc gia mơ hồ để kiềm chế bất đồng chính kiến ôn hòa”, ông Miller nói thêm.

Quốc tế chỉ trích Trung Quốc

Việc kết án 14 nhà hoạt động dân chủ tại Hong Hong cũng đã thu hút sự lên án từ các nhóm nhân quyền và những bày tỏ quan ngại từ các chính phủ nước ngoài khác, bên cạnh Mỹ.

Trung Quốc, quốc gia soạn thảo luật an ninh quốc gia năm 2020 dùng để truy tố các nhà hoạt động, ủng hộ chính quyền Hong Kong. Thuộc địa cũ của Anh là một phần của Trung Quốc nhưng có hệ thống quản lý và tư pháp riêng.

Văn phòng đối ngoại của Liên minh Châu Âu cho biết, bản án “đánh dấu sự suy đồi hơn nữa các quyền tự do cơ bản và sự tham gia dân chủ ở Hong Kong”. Họ nói thêm rằng các bị cáo “bị trừng phạt vì hoạt động chính trị ôn hòa vốn phải được hợp pháp trong bất kỳ hệ thống chính trị nào tôn trọng các nguyên tắc dân chủ cơ bản”.

Tại Anh, Bộ trưởng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan cho biết các nhà hoạt động không có tội gì khác ngoài việc tìm cách thực hiện quyền tự do ngôn luận, hội họp và tham gia chính trị, như đã được ghi trong Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Anh Quốc. Tuyên bố này là một thỏa thuận được chính quyền Anh và Trung Quốc ký kết để mở đường cho việc chuyển giao Hong Kong từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997.

Vương quốc Anh kêu gọi chính quyền Hong Kong chấm dứt các cuộc truy tố theo luật an ninh quốc gia và trả tự do cho tất cả các cá nhân bị buộc tội theo luật này.

Còn tại Úc, Ngoại trưởng Penny Wong cho biết Úc quan ngại sâu sắc trước các phán quyết, trong đó có công dân Úc Gordon Ng. bị kết tội.

“Chúng tôi đã liên tục bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc làm xói mòn các quyền và tự do của Hong Kong một cách có hệ thống và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy,” bà Wong nói trong một đăng tải trên X, trước đây là Twitter.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết chính quyền trung ương kiên quyết ủng hộ các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp của đặc khu hành chính Hong Kong trong việc trừng phạt mọi hành vi phá hoại an ninh quốc gia. Bà bày tỏ sự phản đối của Trung Quốc đối với các quốc gia khác khi “bôi nhọ và làm suy yếu” nền pháp quyền của Hong Kong.

Trái lại, bà Sarah Brooks của Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi các bản án này là “minh họa tàn nhẫn nhất cho đến nay về cách Luật An ninh Quốc gia của Hong Kong được vũ khí hóa để bịt miệng những người bất đồng chính kiến”. Bà nói rằng những lời kết tội gửi đi một thông điệp lạnh lùng tới bất kỳ ai phản đối hành động của chính phủ.

Tương tự, bà Maya Wang, quyền giám đốc về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), cho biết bản án cho thấy “sự khinh thường hết mức” đối với cả các tiến trình chính trị dân chủ và pháp quyền.

“Dân chủ không phải là một tội ác, bất kể chính phủ Trung Quốc và tòa án Hong Hong được lựa chọn cẩn thận của họ có thể nói gì,” bà nói.

Theo VOA


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.