Bộ Thương Mại Mỹ điều tra kệ sắt và thép dây không dỉ của Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá trong một loạt phòng vệ thương mại với đối tác.
Di dân Trung Quốc tìm lời khuyên trên mạng xã hội để tìm đường tới biên giới Mỹ
Tạp chí Công Thương của Bộ Công Thương tại Hà Nội ngày Chủ Nhật mùng 1 Tháng Năm nói “Bộ Thương mại Mỹ thông báo gia hạn ban hành kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với thép dây không gỉ dạng tròn nhập khẩu từ Việt Nam đến cuối Tháng Năm 2023”.
Chỉ một ngày trước đó, nguồn tin vừa kể cho hay, ngày 25 Tháng Tư, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với sản phẩm giá để đồ bằng thép không dùng bu-lông được đóng gói sẵn nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Đài Loan”. Việt Nam gọi kệ sắt là “giá để đồ bằng thép” không dùng bu-lông (boltless steel shelving units).
Lẩn tránh thuế chống bán phá giá là các sản phẩm của một nước bị áp thuế cao khi xuất cảng sang Mỹ, mượn danh nghĩa sản xuất của một nước bị Mỹ đánh thuế thấp mà trong trường hợp này là Việt Nam, để bán hàng. Đã có nhiều mặt sản phẩm Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam hoặc một số nước ở khu vực, dưới hình thức linh kiện hoặc nguyên liệu sơ chế rồi lắp ráp, hoàn tất, rồi xuất cảng sang Mỹ để tránh bị áp đặt thuế chống bán phá giá cao nếu sản xuất hoàn toàn ở Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không coi các sản phẩm đó hoàn toàn của Việt Nam (được hưởng thuế suất thấp) nên mở các cuộc điều tra và đánh thuế trừng phạt.
Chính phủ Mỹ đã bắt đầu điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (anti-dumping duties investigation) đối với thép dây không dỉ dạng tròn nhập cảng từ Việt Nam từ tháng Hai 2022 theo sự cáo buộc của một công ty nội địa. Kết luận sơ bộ của DOC hồi Tháng Mười Hai 2022 nói “không lẩn tránh thuế bán chống phá giá đang được áp dụng với các sản phẩm tương tự nhập cảng từ Hàn Quốc”. Nay thì DOC cho hay sẽ đưa ra kết luận cuối cùng vào ngày 25 Tháng Năm tới đây.
Trong khi cuộc điều tra về thép không gỉ dạng tròn chưa xong thì một số nhà sản xuất nội địa lại cáo buộc kệ sắt nhập cảng từ nhiều nước Á châu, trong đó có Việt Nam “lẩn tránh thuế chống bán phá giá”. Theo quy định của chính phủ Mỹ, DOC sẽ có 20 ngày kể từ khi nhập đơn đề nghị điều tra để quyết định xem có nên bắt đầu điều tra hay không.
Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), Việt Nam xuất cảng hơn 32 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra, chiếm khoảng 15.5% tổng trị giá sản phẩm này nhập cảng vào Mỹ, đứng hàng thứ tư sau Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn hàng thứ 7 của Hoa Kỳ, theo thông tin của hãng truyền thông Bloomberg cuối năm 2022. Khi hai kẻ cựu thù mới thiết lập bang giao năm 1995, mậu dịch hai chiều chỉ có 441 triệu USD. Nhưng cuối năm 2022, con số này đã vọt lên hơn 123 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tới 110 tỉ USD, gia tăng 11% so với năm 2021.
Thương mại gia tăng nhanh chóng kéo theo rất nhiều những vụ điều tra chống bán phá giá từ nông ngư sản phẩm như cá ba sa, tôm đến đồ gỗ, sắt thép, pin năng lượng mặt trời. Cuối Tháng Ba vừa qua, tin tức cho hay DOC gia hạn tới lần thứ 6 về cuộc điều tra “lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại” đối với gỗ dán “sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập cảng từ Việt Nam”. Kết luận cuối cùng dự trù có vào ngày 2 Tháng Năm này.
Cho đến cuối năm 2022, chính phủ Mỹ đã mở 53 cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với nhiều loại hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. Chỉ riêng năm 2022 DOC đã có tới 11 cuộc điều tra.
Theo NV
Comments powered by CComment