Kinh tế Việt Nam khó phục hồi sau đại dịch COVID-19 vì kích thích sản xuất nhỏ giọt trong khi cách chống dịch thì địa phương “cát cứ”.

Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương phát biểu giữa tuần qua tại cuộc hội thảo “Động lực kích thích kinh tế tăng trưởng và doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch” là chính sách của CSVN đã và đang quá rụt rè và “theo tư duy hành chính giấy tờ”.

Kinh te Viet Nam kho phuc hoi vi du moi rac roi

Dân lao động ở Sài Gòn bỏ thành phố chạy về quê nhà sau khi lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19 được gỡ bỏ sáng sớm mùng 1 Tháng Mười 2021. (Hình: CHI PI/AFP/Getty Images)

Theo ông, chủ trương cải cách nền kinh tế theo thị trường “rất chậm” nên “rất khó hồi phục”. Theo ông, cần phải gia tăng bội chi ngân sách lên 8% đến 10% để kích thích tăng trưởng. Năm nay, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng lối 2% trong khi năm tới, cũng vì vậy, chỉ có thể tăng trưởng được 5% vì các biện pháp đưa ra “không đủ mạnh”.

Dịp này, ông Trần Đình Thiên, từng là Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, cũng kêu rằng “phương pháp chống dịch kiểu cũ đã trói chặt và cắt đứt các mạch lưu thông của nền kinh tế”. Ông nói đến cái lệnh phong tỏa gần hết cả nước từ Tháng Bảy đến cuối Tháng Chín vừa qua buộc mọi người ngồi trong nhà, cả xã hội gần như ngừng mọi hoạt động chỉ để chống dịch nhưng dịch vẫn cứ tệ hại hơn.

“Nền kinh tế thị trường phải gắn với lưu thông, vì thế mọi giải pháp đều phải giải tỏa cho lưu thông. Lưu thông hàng hóa và lưu thông vốn, lưu thông lao động được bàn nhiều nhưng lâu nay không ai nghĩ đến việc lưu thông về nguồn lao động. Đến khi nguồn lực này bị đứt phựt chúng ta mới cuống lên”, lời ông Thiên nói tại cuộc hội thảo.

Nhà cầm quyền Hà Nội từng loan báo các gói hỗ trợ giúp người nghèo cũng như giới doanh nghiệp thiệt hại nghiêm trọng vì COVID-19, nhưng nhiều lời kêu ra cho thấy giới doanh nghiệp không dễ tiếp cận “gói hỗ trợ”, trong khi người nghèo thì người có người không.

Ngày 12 Tháng Mười, báo chí trong nước đưa tin ông thủ tướng thúc giục các địa phương “Không được cát cứ, không chia cắt” gây trở ngoại lưu thông giữa các địa phương với nhau. Nhưng đến ngày 23 Tháng Mười, vẫn thấy tờ Tuổi Trẻ đưa tin “Doanh nghiệp thời gian qua đã rất khó khăn, nay đi lại vẫn còn nhiêu khê như thế vừa tăng thêm gánh nặng về chi phí xét nghiệm, tăng chi phí vận chuyển trong bối cảnh giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp thêm chật vật.”

Tờ Tuổi Trẻ kể ra những phiền toái, tốn kém của một số doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa “Khi về một số địa phương ở miền Tây Nam Bộ hiện nay, có tỉnh yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, có tỉnh rút ngắn còn 48 giờ. Dù giấy xét nghiệm còn hiệu lực, nhân viên đã tiêm 2 mũi vắc xin vẫn bị xét nghiệm tiếp; chi phí có nơi miễn phí, có nơi doanh nghiệp chi trả, mỗi lần xét nghiệm 200,000 – 300,000 đồng.”

Kinh te Viet Nam kho phuc hoi vi du moi rac roi

Công nhân may đồ thể thao tại một xí nghiệp ở Hà Nội phải đeo khẩu trang chống dịch COVID-19. (Hình: NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images)

Trong khi đó “Có tỉnh phải khai báo thủ tục rất rườm rà, xét kỹ từng trường hợp, trong đó có chuyện rất bức xúc là phải đóng 2 dấu “đã kiểm tra” và “đã khai báo y tế” vào tay tài xế để cán bộ kiểm soát cách đó mấy mét xác nhận là người này đã qua các bước kiểm tra. Làm như vậy rất phản cảm, như “đóng dấu heo”.

“Nhưng việc khai báo cũng không dễ dàng khi phải đậu xe rất xa, đến trạm để chờ đợi khai báo, cán bộ xét kỹ mục đích đi, địa điểm đến, nếu lưu trú tại tỉnh phải xét nghiệm COVID-19, chờ đợi nhận kết quả, mất cả tiếng đồng hồ. Thậm chí dù mới xét nghiệm buổi sáng nhưng vài tiếng sau đến tỉnh khác vẫn phải xét nghiệm lại nếu khai báo lưu trú trong tỉnh, có giải thích “đằng trời” thì cán bộ tại chốt cũng khẳng định… làm theo quy định.”

Trước các biện pháp chống dịch kém hiệu quả như kể trên, ông Trần Đình Thiên cho rằng nếu không thay đổi bằng những biện pháp mạnh “thành quả bao năm cũng sẽ bị tiêu tan và có thể sẽ phải mất cả thế kỷ để thay đổi”.

Theo TN/NV


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.