Group News: Tin copy

Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam. Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra. 

 
Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.

Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.

Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/02/1979, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.

Ngày 17/02/1979, vào lúc 5 giờ sáng, chừng 100.000 quân Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam sau các đợt pháo kích cấp tập, theo David Dreyer trong bài 'The 1979-Sino-Vietnamese-Conflict'.

Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.

Sau cuộc chiến đẫm máu năm 1979 cho đến nay hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa công bố toàn bộ các con số thương vong, theo giới quan sát quốc tế.

Trung Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15.000 bị thương nhưng các nguồn Phương Tây ước tính có 28.000 quân Trung Quốc bị giết và 43.000 bị thương.

Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100.000 thường dân bị thiệt mạng, theo nhà sử học quân sự Peter Tsouras.

Không thể so sánh

Các mũi tấn công chính của Trung Quốc vào Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979

Các mũi tấn công chính của Trung Quốc vào Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979

Trả lời BBC News Tiếng Việt, Phó Giáo sư Martin Grossheim chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia Seoul cho rằng "Nếu nhìn sâu vào hai cuộc xung đột này thì chúng ta sẽ thấy có những khác biệt mang tính nền tảng".

"Vào năm 1979, thì ngay từ lúc bắt đầu, các lãnh đạo Trung Quốc khi đó dưới thời Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh "chỉ" muốn dạy cho Việt Nam một bài học, và ý thức hệ của Trung Quốc sau 1975 rất gần với Liên Xô, kết quả là Trung Quốc đã mang quân tấn công vào các tỉnh biên giới ở miền bắc Việt Nam. Nói cách khác thì ngay từ khi bắt đầu thì Hà Nội và đồng minh thân cận là Moscow biết rõ rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sẽ không tiến xa vào Hà Nội nhằm lật đổ chế độ."

"Tuy nhiên đây lại chính là mục tiêu của Tổng thống Nga Putin tại Ukraine. Mục đích rõ ràng của cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine chính là muốn lật đổ chế độ tại Kyiv và thay thế bằng một chính phủ thân Nga. Vì vậy Nga đã tiến hành một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Ukraine và tấn công từ nhiều mũi khác nhau, đây chính là điều rất tương phản với việc Trung Quốc đã thực hiện vào năm 1979" Phó Giáo sư Martin Grossheim nói với BBC.

Xe tăng quân đội Trung Quốc gần Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979

Xe tăng quân đội Trung Quốc gần Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979

"Bên cạnh đó, vào tháng 11 năm 1978 thì Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô, và chỉ 2 tháng sau thì Trung Quốc đưa quân tấn công biên giới ở Việt Nam. Cuối cùng thì Liên Xô đã không can thiệp trực tiếp nhưng hậu thuẫn Việt Nam bằng cách cung cấp vũ khí, máy bay, giúp đưa những người lính Việt Nam từ Campuchia sang chiến trường ở miền bắc Việt Nam. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng biết được sự hiện diện của hàng chục sư đoàn của Liên Xô dọc biên giới Xô-Trung".

"Còn Ukraine thì lại chưa gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào. Do đó Nato chỉ có các lựa chọn hạn chế để hỗ trợ Ukraine - đặc biệt khi xem xét việc Tổng thống Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Nato hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine", Phó Giáo sư Martin Grossheim nhận định.

 
Những người biểu tình chống Trung Quốc mang theo biểu ngữ tham gia các cuộc tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không chính thức đánh dấu kỷ niệm lần thứ 37 cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với Trung Quốc ngày 17/2/1979.

Những người biểu tình chống Trung Quốc mang theo biểu ngữ tham gia các cuộc tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không chính thức đánh dấu kỷ niệm lần thứ 37 cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với Trung Quốc ngày 17/2/1979. 

Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College) cho rằng không thể so sánh hai cuộc chiến với nhau vì Ukraine không phải đồng minh chính thức của Nato trong khi Việt Nam là đồng minh chính thức của Liên Xô dưới hiệp định Hữu Nghị Hợp Tác Việt-Xô 1978 mặc dù Nga và Trung Quốc có cùng một mục đích khi tấn công Ukraine và Việt Nam, đó là làm suy yếu lòng tin của Kyiv và Hà Nội vào Nato và Liên Xô.

"Chính sự khác biệt căn bản này khiến các tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khác nhau rất nhiều. Đặng Tiểu Bình hiểu rõ rằng việc phát động một cuộc tấn công toàn diện với Việt Nam nhằm lật đổ chế độ Hà Nội sẽ kích hoạt điều khoản phòng thủ chung giữa Hà Nội và Moscow. Cần phải lưu ý rằng lúc bấy giờ, Liên Xô đang đóng 44 sư đoàn sát biên giới Xô-Trung do hai nước đã có cuộc chạm trán quân sự quy mô nhỏ vào năm 1969."

"Nếu Đặng Tiểu Bình cố gắng lật đổ chính quyền Hà Nội, điều này sẽ khiến Liên Xô mất một đồng minh quan trọng ở Đông Nam Á và càng khiến Moscow có lý do bảo vệ Hà Nội. Tuy vậy, Đặng Tiểu Bình vẫn muốn dạy cho Việt Nam một bài học nên đã quyết định chỉ đánh các tỉnh biên giới Việt-Trung và sẽ rút quân sau một thời gian ngắn. Đặng Tiểu Bình đã nói rõ trước chiến tranh rằng cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến giới hạn để tránh Liên Xô can dự trực tiếp. Điều này khiến Liên Xô chỉ hỗ trợ quân nhu và cố vấn cho Hà Nội, chứ không trực tiếp mở một mặt trận phía Bắc ở biên giới Xô-Trung. Trong những năm 1980, Trung Quốc duy trì trạng thái chiến tranh lạnh với Việt Nam và có những cuộc khiêu khích nhỏ nhưng không đủ lớn để Liên Xô phải tham dự trực tiếp. Trung Quốc đơn giản muốn khiến Việt Nam phá sản về kinh tế khi ép chính quyền Hà Nội phải duy trì hiện diện quân sự ở cả Campuchia và biên giới phía Bắc", Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nhận định.

Nato gia tăng sức mạnh phòng thủ quân sự ở Đông Âu

Nato gia tăng sức mạnh phòng thủ quân sự ở Đông Âu

Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nói rằng trái lại thì Ukraine không có đồng minh quân sự chính thức.

"Tổng thống Putin không gặp một rào cản lớn nào về an ninh khi tấn công Ukraine khi ông tin rằng quan hệ Nga-Trung đủ nồng ấm để Putin điều bớt quân ở khu vực miền Đông giáp với Trung Quốc để phục vụ chiến trường Ukraine, trái với việc Đặng Tiểu Bình lo sợ Liên Xô sẽ tấn công từ phía Bắc vào năm 1979. Nga có thể đã thông báo cho phía Trung Quốc biết về cuộc tấn công khi Putin tham dự khai mạc thế vận hội mùa Đông với Chủ tịch Tập Cận Bình và đã chờ khi Thế vận hội kết thúc mới tiến đánh Ukraine."

"Putin hiểu rằng do Ukraine không phải là đồng minh chính thức của Nato, do đó Nga có thể lật đổ chính quyền Kyiv mà không sợ phương Tây can dự trực tiếp. Có thể thấy rõ điều này khi Putin tấn công trực tiếp vào Kyiv và không có bất kỳ tuyên bố nào cuộc chiến này sẽ là một cuộc xâm lược giới hạn như Đặng Tiểu Bình đã làm."

"Putin đã tính toán chính xác khi phương Tây đã khước từ lời kêu gọi thiết lập khu vực cấm bay trên lãnh thổ Ukraine của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đơn giản do họ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Nga. Công luận quốc tế có thể giúp Ukraine gây áp lực lên Nato, nhưng sẽ không đủ để ngăn Putin lật đổ chính quyền Kyiv", Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nói với BBC News Tiếng Việt. 

Hoài niệm Liên Xô

Biểu tượng búa liềm của Liên Xô tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga, trung tâm thủ đô Moscow

Biểu tượng búa liềm của Liên Xô tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga, trung tâm thủ đô Moscow

Vào ngày 02/03, Lào và Việt Nam là hai nước duy nhất trong ASEAN bỏ phiếu trắng với nghị quyết lịch sử của Liên Hiệp Quốc lên án hành động xâm lăng của Nga ở Ukraine.

Phó Giáo sư Martin Grossheim cho rằng phản ứng từ phía Việt Nam là có thể hiểu được vì mối quan hệ chính trị và kinh tế gắn kết giữa Hà Nội và Moscow, Nga chính là quốc gia cung cấp vũ khí quan trọng nhất đối với Việt Nam.

"Điều ấn tượng là truyền thông nhà nước Việt Nam không chỉ đăng bài viết ủng hộ cuộc chiến của Putin tại Ukraine mà số khác lại rõ ràng lên án cuộc xâm lược và đề cao nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Hiện tại trên truyền thông xã hội nổ ra cuộc tranh luận gay gắt giữa người dân Việt Nam một bên thì bảo vệ cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine và bên khác thì lên tiếng phản bác."

"Nhóm thứ nhất thì mang tâm lý ủng hộ Putin vốn đã tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm qua và thần tượng ông ta như một người kế thừa Liên Xô, quốc gia vốn đã trợ giúp Hà Nội trong cuộc chiến tranh Việt Nam."

"Hoài niệm về Liên Xô đặc biệt đối với những thế hệ trước đây ở Việt Nam được tạo dựng từ cách thể hiện lịch sử Liên Xô được trong sạch hóa (sanitized presentation) từ cỗ máy tuyên truyền của Việt Nam nói chung và các sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam nói riêng. Vì vậy Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới vào năm 2017 đã long trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga" Phó Giáo sư Martin Grossheim nhận định với BBC.

 
 
Binh sĩ Nato tại Serbia năm 2021

Binh sĩ Nato tại Serbia năm 2021

Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nhận định Việt Nam có mối quan hệ truyền thống với cả Nga và Ukraine do cả hai trước đây đều thuộc Liên Xô, tuy vậy Nga quan trọng hơn với Việt Nam khi là đối tác cung cấp vũ khí lâu năm.

"Việc Việt Nam bỏ phiếu trắng, mặc dù gây tiếng xấu trên trường quốc tế, nhưng đi đúng với chính sách đối ngoại trung lập của Hà Nội. Mặc dù Việt Nam muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ, giới lãnh đạo vẫn lo sợ Mỹ sẽ lợi dụng quan hệ quân sự thân thiết hơn để lật đổ chính quyền cộng sản. Thêm nữa, Việt Nam có lý do chính đáng để không trông chờ Mỹ bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông khi nước này vẫn còn bị phân tâm với các mối lo khác như Triều Tiên hay châu Âu."

Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang đề cập "Việc Mỹ đã khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 nhắc nhở rằng Mỹ sẵn sàng bán đứng đồng minh nhỏ để đạt được mục đích trong quan hệ với các cường quốc khác."

"Thêm vào đó, cũng không rõ ràng rằng Việt Nam liên minh với Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc đánh các đảo ở Trường Sa hay không, khi những hòn đảo này về mặt quân sự không quá quan trọng với sự tồn vong của Việt Nam. Cần nhớ rằng Liên Xô đã không bảo vệ Hà Nội mặc dù Trung Quốc phát động một cuộc tấn công trên bộ lớn hơn chiếm các đảo của Việt Nam nhiều lần. Không có lý do gì Mỹ phải bảo vệ các đảo của Việt Nam ở biển Đông khi chính họ cũng chần chừ khi bị đồng minh Philippines đặt áp lực bảo vệ quyền lợi của Philippines ở khu vực."

Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang cho biết thêm Trung Quốc rõ ràng thân Nga hơn Việt Nam khi nước này trực tiếp tác động đến an ninh vùng viễn Đông của Nga. Tuy nhiên Nga có ký hai hiệp định bất xâm phạm (non-aggression pact) với cả Trung Quốc và Việt Nam. Với Trung Quốc, đó là Hiệp định Láng giềng tốt và Hữu Nghị (The Treaty of Good-Neighborliness and Friendly Cooperation Between the People's Republic of China and the Russian Federation) ký năm 2001.

"Với Việt Nam, đó là Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký năm 1994. Trong hai hiệp ước này, Nga và Trung Quốc và Nga và Việt Nam cam kết không có các hành động làm tổn hại quyền lợi của nhau. Điều này khiến Việt Nam không muốn làm tổn hại đến quyền lợi của Nga khi bỏ phiếu trắng và cũng để ngỏ khả năng Nga có thể giúp Việt Nam điều hòa quan hệ với Trung Quốc thông qua Moscow" Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nói với BBC News Tiếng Việt.

Theo BBC


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.