Ukraine đề nghị rút hơn 300 lính gìn giữ hòa bình khỏi 5 sứ mệnh quốc tế, trong bối cảnh Nga tiếp tục đẩy mạnh tấn công quân sự.
>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay trên TTXVIETNAM
heo Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric, các lính gìn giữ hòa bình của Ukraine đang tham gia các sứ mệnh quốc tế ở Mali, Síp, Kosovo, Nam Sudan và Abyei (vùng lãnh thổ biên giới mà Sudan và Nam Sudan đang tranh chấp chủ quyền). Tổng cộng có 308 nhân sự từ Ukraine gồm 250 lính, 36 sĩ quan và chuyên gia, 22 cảnh sát quân sự.
Các quân nhân Ukraine tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Ảnh: Ukrinform |
CNN dẫn lời ông Dujarric cho biết: "Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có quyền rút quân. Chúng tôi cần cảm ơn các thành viên phái đoàn Ukraine và việc sử dụng trang thiết bị của họ vì những đóng góp lâu dài cho các hoạt động hòa bình và rõ ràng cả bản thân những người tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình”, Dujarric nói.
Lực lượng gìn giữ hòa bình bổ sung từ các khu vực khác sẽ ở lại 5 địa điểm trên. Hôm 10/3, Farhan Haq, phó phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ xác nhận, tổ chức đang thảo luận với các quốc gia khác về vấn đề này, nhằm duy trì khả năng quân đội của LHQ trong tất cả các sứ mệnh đó.
Đề nghị rút lính gìn giữ hòa bình của Ukraine được đưa ra giữa lúc các lực lượng Nga tiếp tục gia tăng sức ép lên các thành phố lớn của nước này.
Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ chia sẻ với báo giới hôm 10/3 rằng, Washington đã chứng kiến "các lực lượng Nga gia tăng sử dụng hỏa lực tầm xa, oanh tạc, phóng tên lửa từ cả máy bay và bệ phóng di động" ở nước láng giềng trong vài ngày qua.
Quan chức này nói, Mỹ tin quân Nga sẽ "thích nghi và vượt qua" những thách thức hậu cần ban đầu để tăng tốc tiến công ở Ukraine, khép chặt vòng vây Kiev từ phía tây bắc. Ông cho biết thêm, các lực lượng Nga đã bao vây Mariupol, nhưng chưa giành được quyền kiểm soát thành phố do sự kháng cự quyết liệt của người Ukriane.
Trong cuộc họp chính phủ ngày 10/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga không có giải pháp thay thế nào cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Theo Reuters, lãnh đạo Điện Kremlin nhấn mạnh, Nga không phải là quốc gia có thể chấp nhận thỏa hiệp chủ quyền chỉ vì một số lợi ích kinh tế ngắn hạn.
Ông Putin nói, Mỹ đang tìm cách đổ lỗi cho Nga về tình trạng lạm phát cao, giá cả leo thang ở nước này dù Washington là bên thông báo cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trước. Ông cáo buộc các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các đồng minh chống Nga vì Ukraine là bất hợp pháp và các chính phủ phương Tây đang lừa dối người dân của họ.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Tass |
Dù thừa nhận các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống dân Nga, nhưng ông Putin khẳng định Nga đang và sẽ vượt qua các khó khăn.
"Chúng ta chắc chắn sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề này một cách bình tĩnh. Dần dần, mọi người sẽ hiểu không điều gì là không thể giải quyết ... Cuối cùng, tất cả điều này sẽ giúp gia tăng tính độc lập, tự cường và chủ quyền của chúng ta", người đứng đầu chính phủ Nga quả quyết.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho hay, Nga đã thực hiện các biện pháp để hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài và Moscow sẽ trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng Rúp. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Dmitry Patrushev, an ninh lương thực ở Nga được đảm bảo.
Cùng ngày, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong các lĩnh vực viễn thông, y tế, xe hơi, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Lệnh cấm được áp dụng đối với tất cả nước khác, nhưng Moscow có thể áp ngoại lệ đối với các thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) do Nga đứng đầu cũng như các khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia.
Bộ Tài chính Nga cũng thông báo, một số sản phẩm trong ngành lâm nghiệp và đồ gỗ sẽ bị cấm xuất khẩu đến "các quốc gia không thân thiện". Hiện có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Mỹ và các nước EU nằm trong danh sách này của Nga.
Theo VietNamNet
Comments powered by CComment