Trong lúc chạy đến trước 1 xưởng gỗ bé P. bất ngờ bị một con chó cao ngang đầu lao vào cắn. Sau sự việc bé bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu.
Hiện bé đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang sức khỏe đã ổn định.
Còn theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào ngày 18/12, bệnh viện tiếp nhận liên tiếp 2 bệnh nhi T.Đ.P. (2 tuổi, trú tại thôn 9, xã Lưỡng Vượng) và cháu T.K. (7 tuổi, trú tại xã Cấp Tiến, Sơn Dương, Tuyên Quang) đến cấp cứu, trong tình trạng có nhiều vết thương hở phức tạp vùng đầu mặt và các tổn thương khác dưới cơ thể.
Qua làm việc, gia đình 2 bệnh nhi cho biết, bé P. và bé K. đều vô tình bị chó nhà hàng xóm cắn. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã đưa các cháu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu.
Ngay khi nhập viện, kíp trực cấp cứu đã thăm khám, tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho các bệnh nhi, đồng thời làm các xét nghiệm cấp cứu và có chỉ định phẫu thuật ngay.
Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ CKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng khoa Khám bệnh và CCDVYT tự nguyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang trưởng kíp phẫu thuật cho biết: cả hai bệnh nhi đều nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương phức tạp vùng đầu mặt, cánh tay, bàn tay và các bộ phận khác, được chỉ định mổ cấp cứu.
Sau đó, kíp mổ thực hiện gây mê, cầm máu, vệ sinh và cắt lọc vết thương phần mềm, vùng bị tổn thương, bơm rửa và khâu phục hồi vết thương cho các bệnh nhi.
Qua sự việc, Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang khuyến cáo khi trẻ bị chó cắn, đối với vết thương nhỏ cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút.
Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70%. Đối với vết thương lớn và phức tạp cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Sau khi bị chó cắn, người bệnh cần được bác sỹ thăm khám và tư vấn tiêm vắc-xin phòng bệnh dại càng sớm các tốt.
Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc bôi, đắp vào vết thương, không tự chữa ở nhà cho trẻ.
Các phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với chó nuôi, chó lạ. Gia đình có trẻ con không nên nuôi giống chó to và dữ, nếu nuôi bắt buộc phải tiêm phòng cho con vật đầy đủ. Ngoài ra, con vật phải được thuần dưỡng, xích, ra đường phải rọ mõm.
Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị
Comments powered by CComment