Group News: Tin copy

Theo Trung Tâm Lao Động Ngoài Nước, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cho hay trong cuộc thi tuyển chọn nhân lực theo “Chương trình EPS,” sắp diễn ra tới đây, trong khi số người cần tuyển chỉ 12,000 lao động đi làm việc tại Nam Hàn, song số ghi danh “tăng đột biến” lên tới gần 23,500 người.

Việt Nam phản đối vụ đồng 2 đô Úc có hình 'cờ vàng ba sọc' là 'phản ứng thái quá'?

Báo VNExpress hôm 4 Tháng Năm dẫn lời bà Phạm Ngọc Lan, phó giám đốc Trung Tâm Lao Động Ngoài Nước, cho biết thêm số người ghi danh dự thi năm nay gấp đôi so với 2022 và “cao nhất trong 10 năm trở lại đây.”

Người dân dự tuyển đi lao động thi năng lực tiếng Hàn tại Hà Nội năm 2016. (Hình: Giang Huy/VNExpress)

Nam Hàn là thị trường xuất cảng lao động lớn của Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, có trên 120,000 lượt lao động sang Nam Hàn làm việc.

Đa số người Việt sang Nam Hàn làm thuê trên tàu đánh cá, người có chuyên môn kỹ thuật, làm việc thời vụ nông nghiệp, theo cơ chế hợp tác giữa địa phương hai nước. Lao động hiện có thu nhập dao động $1,400-$1,800 mỗi tháng.

Trước đó hồi năm 2022, “Chương trình EPS” đã lựa chọn và đưa hơn 8,900 lao động đi Nam Hàn. Tuy nhiên, báo VNExpress hôm 20 Tháng Chín, 2022 cho hay trong 41 người Việt đi “làm việc thời vụ” tại thành phố Yeongju, tỉnh Gyeongsangbuk, chỉ bảy người trở về đúng thời hạn, số còn lại bỏ trốn ở lại, khiến những người đi đợt sau bị phía Nam Hàn từ chối tiếp nhận.

Nói với báo đài, bà Đinh Thị Ngọc Lan, phó giám đốc Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Bình, cho rằng những người bỏ trốn do “có người quen bên kia [Nam Hàn] rủ rê, lôi kéo vì lợi ích cá nhân.”

Một phụ nữ ở Quảng Bình đang làm việc tại Nam Hàn. (Hình: Người Lao Động)

Tình trạng người Việt phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc ở Nam Hàn khá nhiều. Những năm 2003-2005, tỷ lệ này là 25%-30%, buộc phía Nam Hàn ngừng gia hạn tiếp nhận mới người lao động Việt Nam từ năm 2013 đến 2016, khiến 35,000-40,000 người Việt “lỡ cơ hội đi làm việc.”

Do số lao động bỏ trốn ở lại Nam Hàn bất hợp pháp quá lớn, nên hiện nay tám huyện tại bốn tỉnh của Việt Nam bị đưa vào “danh sách đen” tạm không nhận các cư dân ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa; thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; hai huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Những huyện này có trên 70 người trốn ở lại Nam Hàn và trên 27% hết hạn hợp đồng nhưng không chịu về Việt Nam. 

Theo Tr.N/NV


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.