Group News: Tin copy

Với hơn hai ngàn bình luận và hơn một ngàn lượt chia sẻ, bài viết trên Facebook nhà văn Phạm Thị Hoài ngày 3/2/2022 về "trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh chưng" có thể xem là một "sự kiện" trong dịp Tết Nhâm Dần.

 
 
Hình minh họa
 
 

Nhà văn đang sống ở Đức viết trong bài, có đoạn: "Bánh chưng là kỳ vọng của thời lo thiếu ăn đang nhường chỗ cho thời sợ thừa cân. Là hiện thân của một nền ẩm thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ, chưa bao giờ phát triển đến đỉnh cao để có thể decadent, sành điệu và đồi trụy, như nghệ thuật nấu ăn của Pháp và Trung Hoa, hai cường quốc ẩm thực đã đô hộ bếp Việt để cho nó những tiềm năng lý tưởng nếu nó biết tự giải phóng."

 

Bài viết đang gây nhiều bình luận khen, chê khác nhau.

Tết Nguyên Đán là dịp rất bận rộn cho các chị em phụ nữ Việt Nam

Cảnh gói bánh chưng ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Bình luận bên dưới bài viết, một danh khoản Tuan Anh Vũ khen "Quá hay", nhưng danh khoản Văn Sơn Lê bức xúc "Văn vớ vẩn hình như nó không bình thường".

Tranh cãi

Nhiều cây bút khác, sau bài viết của bà Phạm Thị Hoài, cũng bày tỏ ý kiến của họ.

Cây bút Song Chi bày tỏ thiện cảm: "Nhiều cái thuộc về huyền sử, dã sử, thậm chí lịch sử được ghi chép hẳn hoi, cho tới nhiều thứ được coi là truyền thống, chắc gì đã đúng. Trân trọng lịch sử, giữ gìn "bản sắc văn hóa dân tộc" là tốt thôi, nhưng đặt câu hỏi về mọi thứ, hoài nghi, xới lại mọi thứ để hiểu biết sâu hơn, để lọc bỏ bớt đi những gì sai lệch, lầm lạc, thiết nghĩ, là thái độ cần thiết và đúng đắn hơn nữa."

 

Nhưng cây bút Saomai Pham bày tỏ bức xúc: "Phần thiêng liêng là khoảnh khắc đặt cặp bánh chưng đã ép đủ độ lên ban thờ thắp hương mời ông bà tổ tiên cùng những người thân yêu đã khuất nhà mình về với con cháu cho thêm phần ấm áp, gần gũi. Đây chính là tinh thần Việt mà bánh chưng là một trong những thành tố quan trọng để tạo nên nó. Vì lý do đó, làm ơn đừng bôi bác bánh chưng. Như thế là phải tội với giời. Đã là người Việt tử tế thì không ai làm như vậy cả!"

Cuối Facebook tin, 2

Danh ca Mỹ Linh, từ Hà Nội, cũng cho biết đã đọc bài của bà Phạm Thị Hoài: "Thế nào là vớ được bài viết đang gây bão dư luận của nhà văn Phạm Thị Hoài đại để dùng bánh chưng để phân tích cái kém cỏi của người Việt. Mình chả bình luận về bài viết vì bản thân mình cũng thấy mình kém cỏi thiếu sót đủ đường."

Ca sĩ Mỹ Linh không bình luận trực tiếp nhưng nói "tự dưng bài viết lại mang mình về những ngày Tết hồi bé".

Cô kể: "Tết xưa sao mà nó to chuyện thế không biết? Đến mức mình và em gái mỗi lần xán lại ôm gọi mẹ ơi mẹ kể chuyện đi là mẹ lại bảo mẹ kể chuyện " Tết năm nay nhé!""

Cây bút Bùi Hoàng Tám lại suy tư: "Gã thì thấy chả sao vì đó là quan điểm riêng của PTH và gã tôn trọng điều đó. Không biết đây có phải là dân chủ hay gã đã trở nên vô cảm?"

Trong bài về bánh chưng, nhà văn Phạm Thị Hoài kết bằng đoạn:

"Trong các món Tết, bánh chưng ít cơ hội tự giải phóng nhất. Người anh em song sinh của nó, bánh giầy, đã từ lâu được giải linh, bỏ gánh nặng biểu tượng trời tròn sau lưng mà vui sống kiếp nhẹ tênh món ăn vặt hàng ngày đầu ngõ. Tôi đã thử giải phóng bánh chưng bằng cách giải cấu trúc, giải huyền thoại, xếp đặt lại, gửi một lời ngưỡng mộ đến tâm hồn ẩm thực Ý-Nhật và cảm ơn công nghệ nấu sous vide. Không có gì kỳ bí. Văn chương và ẩm thực đều chỉ là thấu hiểu bản chất từng vật liệu và sử dụng chính xác. Tôi không cần một lần nữa phát minh ra phương Đông và không cần thỉnh ý các vua Hùng."

Bánh chưng
 

Bánh chưng rán và thịt gà - hình minh họa

Theo BBC


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.