Nghiên cứu y tế cho thấy tuổi thọ của người gốc Latino ở California đã giảm sáu năm, nhiều hơn da trắng và các sắc dân khác trong thời kỳ đại dịch COVID-19, theo báo Cal Matters ngày 7 Tháng Bảy.
COVID-19 bùng phát, Los Angeles có thể yêu cầu đeo khẩu trang trở lại
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association về chênh lệch sức khỏe chủng tộc và kinh tế do đại dịch gây ra đã làm khoảng cách tuổi thọ người dân California ngày càng lớn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng từ năm 2019 đến năm 2021, tuổi thọ của người dân California gốc Latino đã giảm gần sáu năm, từ 82.5 tuổi xuống còn 76.8.
Mức sụt giảm đó cao gấp hai lần mức giảm trung bình trong khoảng ba năm đối với tất cả người dân California và gấp ba lần mức giảm của người dân California da trắng.
Trước đại dịch, người California da trắng có tuổi thọ thấp hơn 80.5 tuổi là tuổi thọ trung bình của người gốc Latino.
Tuổi thọ là một thước đo giả định về việc những người sinh ra trong một năm cụ thể sẽ sống được bao lâu dựa trên tỷ lệ tử vong của năm đó. Đây không phải là thước đo tuổi thọ thực tế, nhưng các nhà nghiên cứu sử dụng nó để tìm hiểu thiệt hại về nhân mạng trong các quần thể khác nhau, theo phòng thí nghiệm California Policy Lab.
Nghiên cứu cho biết con số này giảm gần bốn năm đối với người California da đen, từ 74.8 tuổi xuống 71 tuổi và giảm ba năm đối với người dân California gốc Á, từ 86.6 tuổi xuống còn 83.5 tuổi.
“Những phát hiện của chúng tôi là một dấu hiệu đáng lo ngại khác cho thấy tác động của đại dịch không được đồng đều trong các cộng đồng như thế nào,” ông Till von Wachter, giáo sư kinh tế của UCLA và giám đốc California Policy Lab, một trong những đồng tác giả của báo cáo, cho biết.
Rủi ro lây nhiễm
Các nhà nghiên cứu báo rằng sự sụt giảm tuổi thọ lớn một cách không tương xứng giữa các dân gốc Latino và da đen phản ảnh mức độ tiếp xúc nhiều hơn với nhiễm COVID-19 của họ, phản ảnh tỷ lệ nhập viện và tử vong cao hơn.
Người gốc Latino và da đen có nhiều khả năng làm những công việc tuyến đầu, phương tiện đi lại và nhà ở của họ để tiếp xúc nhiều người. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm và họ có nhiều khả năng gặp phải nhiều khó khăn để được chăm sóc sức khỏe. Họ cũng có thể gặp các tình trạng y tế và những thách thức kinh tế xã hội gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng cách tuổi thọ tăng lên giữa người giàu và người nghèo.
Trước đại dịch, cư dân thuộc 1% nghèo nhất tiểu bang có thể sống tới 76 tuổi, ít hơn khoảng 11.5 năm so với những người ở 1% giàu nhất.
Vào năm 2021, khoảng cách đó đã tăng lên 15.5 năm.
Sự chênh lệch về tuổi thọ theo vùng lân cận và thu nhập đã được ghi nhận trên toàn quốc. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra khoảng cách ngày càng tồi tệ hơn trong đại dịch.
Dữ liệu của tiểu bang cho thấy những người gốc Latino gặp phải các trường hợp COVID-19 và tử vong với tỷ lệ vượt xa tỷ lệ 38% dân số của họ. Người gốc Latino chiếm 46% các trường hợp nhiễm COVID-19 và 43% các trường hợp tử vong nói chung.
Người da đen, chiếm 6% dân số, chiếm 5% số ca mắc bệnh nhưng có đến 7% số ca tử vong.
Đặt ưu tiên
Các nhà nghiên cứu không đưa ra khuyến nghị nhưng lưu ý rằng họ nghiên cứu tuổi thọ dựa trên thu nhập của các khu vực lân cận. Các yếu tố gia đình và địa lý, chẳng hạn như cơ hội việc làm tại địa phương, phẩm chất trường học và điều kiện môi trường, hình thành sự chênh lệch về sức khỏe, theo họ.
Họ viết: “Việc lập hồ sơ về chênh lệch sức khỏe theo khu vực có thể giúp cung cấp thông tin cho việc phát triển chính sách và đặt ra các ưu tiên cho việc nhắm mục tiêu các nguồn lực và đầu tư cho các cộng đồng bị thiệt thòi.”
Thống Đốc Gavin Newsom và các nhà lập pháp tiểu bang đã thông qua việc mở rộng mạng lưới an toàn sức khỏe của tiểu bang, lập ngân sách để mở phạm vi bảo hiểm Medi-Cal cho tất cả những người nhập cư không có giấy tờ đủ điều kiện thu nhập bất kể tuổi tác. Những lần mở rộng trước đây bao gồm những người nhập cư là từ tuổi thanh niên đến 55 tuổi.
Theo ĐG/NV
Comments powered by CComment