Việc xông mũi họng với gừng, sả nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc đường thở, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
- Tràn lan thuốc Covid-19 của Nga trên mạng, nguy cơ khó lường
- Chích ngừa vẫn là cách tốt nhất phòng chống COVID-19 cho trẻ em
- FDA cân nhắc cho phép chích ngừa COVID-19 mũi thứ tư
Việc xông mũi, họng bằng gừng, sả tại nhà đang được nhiều người dân lựa chọn để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, nếu lạm dụng cách thức này và xông không đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc đường thở.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong quá trình tư vấn và điều trị cho F0, có nhiều người lạm dụng việc xông mũi, họng quá nhiều lần trong một ngày, dễ làm tổn thương niêm mạc đường thở, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể…
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều F0 lạm dụng việc xông mũi, họng quá nhiều lần trong một ngày, dễ làm tổn thương niêm mạc đường thở. Ảnh: NVCC
Việc xông mũi họng với gừng, sả... có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp trên, hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng và là một phương pháp thư giãn nhưng không phải là phương pháp điều trị COVID-19. Tuy nhiên, việc lạm dụng xông quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc đường thở. Đối với thuốc kháng sinh, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, được theo dõi y tế đầy đủ và cần bù đủ nước, bổ sung vitamin 3B, vitamin C...
Nguyên liệu chanh, gừng, xả, tỏi mọi người hay dùng để xông mũi họng cho F0. Ảnh: Gia Khiêm
Bác sĩ Thiệu cho biết, hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19, các triệu chứng sẽ dần biến mất trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân có diễn biến lâm sàng xấu đi sau một tuần, tiến triển đến bệnh nặng bao gồm hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS). Khoảng 5-10% bệnh nhân có thể giảm oxy máu thầm lặng, bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua.
Trong quá trình theo dõi F0 tại nhà, ngoài thuốc dùng đúng phác đồ, thì việc theo dõi chỉ số oxy máu bằng máy đo SpO2 cầm tay rất quan trọng. Việc không đảm bảo SpO2 là cơ sở để đánh giá sơ bộ bệnh nhân có tổn thương phổi hoặc bội nhiễm. Những người bệnh này bắt buộc nhập viện. Các triệu chứng thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 5 đến 12 của bệnh, đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất.
Sau khi khỏi, người bệnh vẫn cần lưu ý các vấn đề về dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng, thực hiện những bài tập phục hồi như tập thở. Ngoài ra, F0 cũng cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin cậy, tự theo dõi sức khỏe và biểu hiện của chính mình, giữ tinh thần lạc quan, điều chỉnh cuộc sống bằng các hoạt động tích cực với gia đình và xã hội.
Tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K nhằm tránh tái nhiễm hoặc lây chủng virus khác cũng rất quan trọng. Người khỏi bệnh có thể tiêm vaccine sau 2 đến 4 tháng và cần khám lại ngay khi có triệu chứng sốt, mệt mỏi, khó thở, lú lẫn...
Tổng hợp
Comments powered by CComment