Write comment (0 Comments)

Group News: Tin copy

Hôm 24/1, theo đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, nhiều khả năng từ 1/5, du lịch sẽ được mở lại hoàn toàn nhưng hiện thời các chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam vẫn hạn chế và đắt đỏ.

 
Nhiều người xếp hàng mua vé máy bay Vietnam Airlines trong một dịp giảm giá hồi tháng 4/2016

Nhiều người xếp hàng mua vé máy bay Vietnam Airlines trong một dịp giảm giá hồi tháng 4/2016

Tiến sỹ Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, viết trên trang cá nhân cho rằng, việc kéo dài chương trình thí điểm như đang làm ở 5 địa phương chỉ mất thời gian, gây thiệt hại kinh tế lớn cho hai ngành du lịch, hàng không, làm mất khả năng cạnh tranh và uy tín quốc của Việt Nam như điểm đến du lịch.

 
 

Về vấn đề mở cửa, trước đó ông Nguyễn Văn Mỹ - CEO Lửa Việt Tours nhìn nhận:

"Tôi mong muốn làm sao để Việt Nam tham gia hộ chiếu vaccine, thống nhất việc cách ly với các nước khác vì sau dịch cũng là thời cơ để các nước chạy đua thu hút du lịch. Điều này đòi hỏi mình phải nhạy bén, có những quyết sách hấp dẫn. Nhiều khách du lịch sẽ thấy phiền hà về việc cách ly và chọn những nước hấp dẫn hơn như Campuchia, Thái Lan," ông Nguyễn Văn Mỹ trăn trở.

Nhiều bộ, ngành hối thúc mở cửa

Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ rằng, tỉ lệ tiêm vaccine Việt Nam khá cao. Cụ thể, tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,6% dân số từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, nhiều người cho rằng đây là cơ sở để mở cửa đón khách quốc tế.

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, chuyên gia hàng không, kinh tế... ''khẩn thiết" yêu cầu mở cửa toàn bộ du lịch quốc tế ngay từ tháng 2.

Đại diện Hiệp hội du lịch Việt Nam, Vietnam Airlines cũng đề nghị mở cửa từ ngày 01/2.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội đề xuất mở cửa từ ngày 1/4.

Hà Nội, ảnh chụp ngày 25/1/2022

Hà Nội, ảnh chụp ngày 25/1/2022

Còn đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều khả năng từ 1/5, du lịch sẽ được mở lại hoàn toàn.

VNexpress dẫn lời Tiến sĩ Thu Anh, Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock cho rằng, đóng cửa du lịch không giúp giảm lây lan dịch bệnh. Theo bà Thu Anh, sẽ rất lãng phí nếu người dân Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19 mà chỉ "ngồi yên".

Nếu kéo dài việc này 2-3 năm nữa có thể xoá sổ ngành du lịch, vì vậy bà kỳ vọng du lịch sẽ chính thức mở cửa sớm hơn giai đoạn dự kiến 30/4 và không còn là thí điểm.

Hà Nội, ảnh chụp ngày 25/1/2022

Còn ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV), khẳng định không mở cửa du lịch hoàn toàn là vô lý.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), các phương án đón khách du lịch quốc tế sẽ gồm:

  • Du khách phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 được công nhận ít nhất 14 ngày trước khi nhập cảnh hoặc có giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 trong thời gian không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh.
  • Du khách quốc tế cũng cần có chứng nhận xét nghiệm RT-PCR âm tính với Covid-19 trong thời gian 72 giờ trước khi nhập cảnh và bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế có nội dung chi trả cho điều trị Covid-19 tối thiểu 50.000 đôla.
 
 

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, một chuyên gia ngành du lịch từ Sài Gòn chia sẻ, các phương án mà Bộ VH-TT-DL đưa ra là các điều kiện rất cơ bản mà các nước phương Tây đã dùng lâu rồi để mở cửa lại du lịch.

"Thái Lan, Campuchia cũng là những nước lân cận Việt Nam có tình hình dịch tễ khá tương đồng Việt Nam nhưng họ đã mở cửa từ sớm để vực dậy dần ngành du lịch. Những điều kiện mà Bộ VH-TT-DL bây giờ đưa ra cũng chính xác như những điều kiện mà các nước bạn đã làm."

"Lấy ví dụ như Thái Lan, số ca nhiễm đã mở lại du lịch quốc tế từ tháng 11 năm ngoái, đặt mục tiêu đón từ 8 đến 15 triệu người, tạo khoản doanh thu từ 1,3 đến 1,8 nghìn tỷ bạt cho nền kinh tế vào năm 2022. Trong khi đó, Việt Nam vẫn lẹt đẹt thí điểm và tháng Hai vừa qua chỉ đón được khoảng 8.500 khách, trong đó đa phần là kiều bào về nước thì thí điểm và chần chừ mở cửa chỉ có nước dẹp luôn ngành du lịch vì doanh nghiệp đã kiệt quệ," người này nhận định.

Hà Nội, ảnh chụp ngày 25/1/2022

Người Việt muốn về nước, quá khó?

Trong chương trình Đa chiều Nhiều ý của BBC News Tiếng Việt, chị Phùng Thị Thảo Nhung - blogger về du lịch chia sẻ hành trình về Việt Nam qua ngả Campuchia. Đáng chú ý, để về được quê nhà ở Pleiku, Thảo Nhung đã phải trải qua 5 chặng bay: Amsterdam (Hà Lan) - Bangkok (Thái Lan) - Phnom Penh (Campuchia) - TP HCM - Pleiku.

Theo chị Nhung, lộ trình như vậy sẽ "vất vả" cho "những người chưa bay bao giờ hoặc không bay nhiều, người có con nhỏ và người không biết tiếng Anh".

Xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay ở Campuchia tháng 01/2022

Xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay ở Campuchia tháng 01/2022

Cụ thể, chị phải nghiên cứu rất nhiều cũng như cẩn thận chuẩn bị giấy tờ vì mỗi nước dù là quá cảnh cũng yêu cầu rất nhiều thứ. Từ đó, chị Nhung bày tỏ bức xúc:

"Vì sao mình là người Việt Nam mà mình không được về dễ dàng, mình về quê mà. Trong khi đó, tình hình dịch ở Việt Nam cũng đã khả quan hơn, đã có tâm lý sống chung với Covid và tôi thấy nhiều người bạn của mình đã có thể đi bar, đi pub lại thì sao làm khó cho người ở nước ngoài về. Trong khi đó, chúng tôi phải làm bao nhiêu cái xét nghiệm, tổng cộng tới 4 cái xét nghiệm. Tôi về và được cách ly, xét nghiệm theo quy định tất là nhà nước có thể kiểm soát được hết, thì vì sao phải làm khó nhau."

"Vì vậy, tôi vẫn mong muốn chính phủ cho kiều bào được về dễ dàng hơn, đặc biệt là có chính sách cho người thân của họ nữa vì chồng tôi về Việt Nam rất khó khăn, phải bay charter," chị Nhung lý giải.

Hành trình trở về quê hương đón Tết từ Áo - Thổ Nhĩ Ky - Bangkok - Phnom Penh trước khi bay về TP HCM

Hành trình trở về quê hương đón Tết từ Áo - Thổ Nhĩ Ky - Bangkok - Phnom Penh trước khi bay về TP HCM

Còn anh Thành Đô sống tại Đức thì chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 13/1 rằng anh đi rất nhọc nhằn mới để về được nhà: từ Đức đi tàu sang Áo, sau đó bay từ Áo đến Campuchia và phải quá cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan. Từ sân bay Phnom Penh, Thành Đô đi xe về cửa khẩu Mộc Bài và từ sân bay Tân Sơn Nhất, anh bay về Phú Thọ quê nhà:

"Những chuyến trước đây về là qua đại sứ quán, nhưng để nộp đơn nguyện vọng về thì rất khó khăn vì cả châu Âu chỉ có 1-2 chuyến mỗi tháng thôi nhưng cả châu Âu thì rất đông và không phải hồ sơ nào cũng được duyệt. Sau này có thêm chuyến charter nhưng giá thành rất đắt, đợt tháng 7/2020 tôi về chưa phí cách ly đã 110 triệu. Trong khi đó, tình hình dịch trong nước các ca nhiễm trong cộng đồng cao chứ số ca do nhập cảnh không nhiều và khi về phải làm rất nhiều xét nghiệm.

Như vậy thì không đang tạo điều kiện cho bà con Việt Nam ở nước ngoài được về và để các chuyến charter độc quyền. Chưa kể, người Việt Nam ở nước ngoài cũng lao động vất vả, giờ tích góp được một vé máy bay về là không có tiền tiêu tết rồi nên tôi cũng mong chính phủ mở lại để bà con được về dễ dàng, không phải qua ngả Campuchia nữa."

Thảo Nhung

Anh Hoàng Vũ, về từ Mỹ chia sẻ: "Trong vòng 1 tháng mà nhóm Tự về qua ngả Campuchia đã có số thành viên gấp đôi chứng tỏ nhu cầu về của người Việt ở nước ngoài rất cao mà Việt Nam bán vé quá đắt, đắt hơn về Campuchia rất nhiều nên đó là dân mình đang làm giàu cho Campuchia. Tôi cũng mong Việt Nam sẽ mở lại du lịch bình thường và có quy định kiểm tra như các nước khác để mọi người được về dễ dàng, bán vé bình dân để mọi người có thể về thăm gia đình."

 
 

Chưa kể, theo lời anh Hoàng Vũ và anh Thành Đô, nhiều người Việt Nam về qua ngả Campuchia bị hải quan "xin tiền cà phê" hay "phí bôi trơn" để thủ tục được làm nhanh chóng. Theo đó, đáp xuống sân bay Phnom Penh để nhập cảnh vào Campuchia, người Việt Nam cũng phải trả phí và tới cửa khẩu Mộc Bài để nhập cảnh vào Việt Nam, họ cũng phải bỏ ra một số tiền để được qua hải quan.

Theo BBC

Write comment (0 Comments)
Write comment (0 Comments)

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.